Cách nấu súp cua ngon không bị tanh cho ngày sum họp

Súp cua là món ăn hải sản vô cùng hẫn dẫn và không thể thiếu trong mọi bữa tiệc. Với cách chế biến đơn giản, nguyên liệu dễ tìm, bạn hoàn toàn có thể tự nấu cho mình một nồi súp cua thơm ngon, bổ dưỡng cho ngày sum họp.

Dưới đây là cách nấu súp cua ngon, không bị tanh mà bạn có thể tham khảo để nấu thành công món ăn này, cùng theo dõi nhé!

Mời các bạn click để theo dõi bài viết:

 

cach-nau-sup-cua-ngon

1.     Giới thiệu về món súp cua

Súp cua thực ra là món ăn được du nhập từ phương Tây. Trước đây, khi mới du nhập vào Việt Nam, món súp cua chỉ được phục vụ tại các nhà hàng lớn và các khách sạn 5 sao.

Trải qua quá trình tìm tòi và phát triển hương vị, ngày nay món súp cua đã trở nên phổ biến trên khắp mọi miền của Tổ quốc. Đặc biệt, ở Sài Gòn, món súp cua luôn là sự lựa chọn hàng đầu của khách du lịch.

Không chỉ mang hương vị thơm ngon của thịt cua tươi, súp cua còn là món ăn vô cùng bổ dưỡng giúp bổ sung nhiều i-ốt, canxi và các chất dinh dưỡng khác cho cơ thể, giúp cho quá trình tái tạo và phục hồi sinh lực được diễn ra nhanh chóng hơn.

Đối với trẻ nhỏ, súp cua là món ăn lý tưởng hỗ trợ cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ, rất phù hợp với trẻ biếng ăn, chậm lớn.

2.     Cách nấu súp cua

Súp cua được chế biến khá đơn giản, vì vậy bạn có thể tự nấu súp cua thông qua các bước sau:

Xem Thêm  Cách chế biến món chè đậu đen đơn giản, nhanh chóng tại nhà

2.1. Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

Nguyên liệu để chế biến súp cua bao gồm:

– 1 con cua bể to: bạn nên chọn loại cua còn tươi để đảm bảo vị ngon, ngọt cho nồi súp. Làm sao để chọn được cua tươi? Có rất nhiều cách để lựa được cua tươi, trong đó cách đơn giản nhất là bắt cua lên, con nào “vận động” càng mạnh và có đủ càng thì càng tươi

– 2 quả trứng gà

– 1kg xương: nên chọn xương ống để đảm bảo vị ngọt cho nồi súp

– 1/2 chén đậu Hà Lan, lưu ý: khôn nên chọn hạt đậu đã ngả màu sang vàng và mềm vì loại đậu này đã được hái xuống từ lâu và không hề tươi. Tốt hơn hết, hãy chọn những hạt đậu còn xanh, mềm nhưng không bở

nguyen-lieu-nau-sup-cua-ngon-nhu-nha-hang

– 1 chén bắp ngọt

– 2 muỗng bột năng

– Rau mùi, hành lá

– Các loại gia vị: Muối, bột nêm, tiêu bột,…

– Các loại dụng cụ: Dao, thớt, nồi, bếp gas, rổ đựng,…

2.2. Bước 2: Sơ chế nguyên liệu

Sau khi đã chuẩn bị được đầy đủ những nguyên liệu trên, bạn hãy bắt tay vào việc sơ chế, cụ thể là:

– Xương ống: Sau khi mua về mang đi rửa sạch với muối trắng để loại bỏ hết chất bẩn rồi ninh từ 1 – 2 tiếng. Sau khi ninh xong thì chắt lấy một ít nước để làm nước súp (nếu cẩn thận hơn, bạn có thể chần xương ống qua với nước sôi để làm sạch xương và hạn chế mùi hôi)

– Cua: Rửa sạch, đem đi luộc chín. Sau khi được luộc chín thì vớt ra để nguội rồi gỡ lấy phần thịt cua. Sau đó, bạn hãy dùng chảo xào sơ thịt cua với dầu ăn để giúp món súp cua được thơm hơn. Lưu ý: không nên xào thịt cua quá chín

– Trứng gà: chỉ lấy phần lòng trắng trứng. Cách tách lòng trắng trứng như sau: bạn hãy đập trứng làm đôi rồi sau đó đổ lòng đỏ và lòng trắng trứng từ nửa vỏ này sang nửa vỏ kia. Mỗi lần đổ cần chắt lòng trắng cho chảy xuống dưới bát và giữ lòng đỏ trong vỏ trứng. Có rất nhiều cách tách lòng trắng trứng nhưng cách làm mà chúng tôi chia sẻ là đơn giản và dễ làm nhất

Xem Thêm  Hướng dẫn cách làm món chè sấu thơm ngon cho ngày hè oi ả

– Rau mùi, hành lá, bắp, đậu hà lan: rửa sạch. Đối với hành lá thì thái nhỏ

– Bột năng: Hòa với lượng nước vừa đủ, khi hòa bột năng cần đều tay để tránh bột bị vón cục

2.3. Bước 3: Tiến hành nấu súp cua

– Đầu tiên, hãy bắc nồi nước dùng (nước xương ống ninh trước đó) lên bếp, đợi nước sôi thì cho đậu hà lan và bắp vào. Tiếp tục nấu cho đến khi đậu và bắp nhừ thì cho thịt cua vào

– Sau đó, nêm nếm gia vị cho vừa miệng. Cần lưu ý rằng món súp cua sẽ ngon hơn khi ăn với tương và dấm tiều, vì vậy, khi nêm gia vị bạn nên cho ít bột súp để tránh bị mặn sau khi bỏ thêm tương và dấm tiều.

– Tiếp theo, đổ lòng trắng trứng vào nồi nước súp. Để tạo đường vân đẹp cho nồi súp cua, bạn nên đổ từ từ và khuấy đều, nhẹ theo cùng 1 chiều

cach-nau-sup-nui

– Đổ bột năng đã được hòa sẵn ở bước 2 vào nồi súp. Đợi cho đến khi thấy nồi súp sánh lại thì không đổ nữa. Lưu ý: để nồi súp không bị đặc, khi đổ bột năng bạn nên đổ từ từ.

– Cuối cùng là giảm lửa, nấu cho đến khi nồi súp cua chuyển màu thì tắt bếp

2.4. Bước 4: Trang trí

Sau khi nồi súp đã được nấu chín, bạn hãy dùng muỗng múc súp ra bát hoặc chén, rắc thêm một ít rau mùi và hành ngò nữa là đã có ngay món súp cua ngon tuyệt.

Mời các bạn theo dõi video sau:

3.     Những lưu ý khi nấu món súp cua

Để món súp được ngon và bắt mắt hơn, khi nấu bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:

– Ngoài việc chọn cua tươi, bạn nên chọn được loại cua nhiều thịt. Làm sao để chọn được cua nhiều thịt? Rất đơn giản, những con cua đực sẽ nhiều thịt hơn cua cái

– Khi rửa cua, để rửa sạch hết mọi vết bẩn bám trên cua bạn nên dùng bàn chải chà sạch ở các kẽ của càng, kẽ chân và mai

– Để thịt cua được ngọt vị hơn, thay vì luộc nếu có nồi hấp bạn nên hấp cua

– Khi nấu súp cua cho trẻ nhỏ, bạn cần lưu ý không để vụn xương ống, xương cua lẫn vào nồi súp để tránh việc khiến trẻ bị hóc và tuyệt đối không bỏ ớt hay hạt tiêu

Xem Thêm  Hướng dẫn nấu món chè khúc bạch ngon đúng điệu

– Để nước dùng được trong, không bị cặn, khi bỏ xương vào hầm bạn nên bỏ xương ngay khi nước đang lạnh, đến khi nước sôi thì vớt bọt thường xuyên

– Thông thường, nồi súp đặc sẽ bị chảy nước khi nguội, để ngăn chặn tình trạng này, bạn hãy hòa tan một lượng lớn bột năng và cho vào đến khi nồi súp thật đặc và sánh thì mới dừng lại

– Ngoài súp cua ninh xương ống, bạn có thể nấu món súp cua ninh xương gà, nấm đông cô và nấm tuyết, cùng với các loại nguyên liệu khác như trứng gà, trứng cút,…Đây cũng là món ăn rất được ưa chuộng.

4.     Nên ăn súp cua khi nào?

Đối với món súp cua, bạn có thể ăn vào bất cứ bữa nào trong ngày, trong đó, ăn súp cua vào buổi sáng là tốt nhất. Bởi lẽ, việc ăn súp cua vào buổi sáng sẽ giúp cơ thể hấp thụ tốt tất cả các chất dinh dưỡng để khởi động một ngày tràn đầy năng lượng.

Đối với phụ nữ sau sinh, thay vì ăn súp cua đồng, các mẹ nên lựa chọn ăn súp cua bể. Bởi lẽ, cua bể có vị ngọt, chứa nhiều khoáng chất sắt, kali, canxi, các loại vitamin nên có tác dụng giảm lượng triglycerides và cholesterol xấu có trong máu, giải nhiệt, bổ máu, bổ xương tủy,…

5.     Không nên ăn súp cua khi nào?

Mặc dù súp cua ăn rất ngon, bổ dưỡng nhưng đây lại là món ăn có tính hàn nên nếu bạn là người hay bị lạnh bụng, bị cảm gió, sốt, mắc bệnh dạ dày hoặc tiêu chảy thì nên hạn chế ăn món ăn này. Nếu muốn ăn thì cần có sự tư vấn của bác sĩ.

Ngoài ra, những người bị dị ứng hải sản cũng nên cân nhắc trước khi quyết định thưởng thức món súp cua.

Trên đây là thông tin về món súp cua và cách nấu súp cua ngon như nhà hàng mà bạn có thể tham khảo. Còn chần chừ gì nữa mà không “lăn” ngay vào bếp để chế biến món ăn đầy hấp dẫn này để ghi điểm trong mắt mẹ chồng thôi nào!

 

You May Also Like