Cách chăm sóc bà đẻ sinh mổ không thể bỏ qua

Đối với phụ nữ, quá trình mang thai và sinh con là vô cùng vất vả. Nhất là các bà mẹ sinh mổ. Trải qua cuộc phẫu thuật, cơ thể mẹ rất yếu. Hơn nữa vết mổ sẽ làm mẹ đau đớn, khó chịu. Do đó, không chỉ mẹ mà người thân cần phải biết cách chăm sóc bà đẻ sinh mổ. Để giúp mẹ vượt qua giai đoạn khó khăn này.

cach cham soc ba de sinh mo - 1

Cách chăm sóc bà đẻ sinh mổ không thể bỏ qua

Theo nhiều bác sĩ cho biết, sinh mổ không phải là sự lựa chọn ưu tiên cho mẹ. Việc sinh mổ chỉ được thực hiện khi người mẹ hoặc thai nhi có nguy hiểm về sức khỏe. Quá trình phục hồi vết mổ sau sinh khó khăn hơn nhiều so với sinh thường. Người mẹ mất khá nhiều máu, và nguy cơ nhiễm trùng cao hơn.

Vì vậy, chăm sóc bà đẻ sau sinh cần được quan tâm đặc biệt. Thật cẩn thận trong sinh hoạt, chọn thực phẩm và vệ sinh vết mổ. Để giúp sản phụ sớm hồi phục sức khỏe và có thể chăm sóc con tốt hơn.

Chăm sóc vết mổ cho bà đẻ

Ở tuần đầu tiên khi mới sinh, việc về sinh vết mổ được các bác sĩ, nữ hộ sinh chăm sóc. Bởi các vết mổ vẫn chưa khô, dễ bị nhiễm trùng và có thể gây ra biến chứng. Khi đó, các bác sĩ sẽ cho mẹ dùng thuốc giảm đau và thuốc kháng sinh.

cach cham soc ba de sinh mo - 2

Hình ảnh minh họa

Việc dùng thuốc giảm đau trong lúc này hoàn toàn bình thường đối với mẹ. Sẽ không ảnh hưởng xấu đến chất lượng sữa. Vì thế, nếu sau khi sinh cơn đau vượt quá mức chịu đựng của mẹ. Thì mẹ đừng ngại yêu cầu bác sĩ cung cấp thuốc giảm đau.

Xem Thêm  Những điều chồng nên biết về cách chăm sóc bà đẻ sau sinh

Trong quá trinh vết thương hồi phục sẽ không tránh khỏi cảm giác đau đớn, khó chịu. Cùng với việc tử cung co thắt để trợ lại trạng thái ban đầu. Điều đó dễ gây ra cho mẹ cảm giác chóng mặt dẫn đến kiệt sức.

Đến tuần thứ hai, bác sĩ sẽ tiến hành cắt chỉ cho mẹ nếu vết mổ khô, lành. Đối với bà mẹ khâu bằng chỉ tự tiêu thì sẽ không cần cắt chỉ. Khi đó, mẹ nên lau người bằng nước ấm hoặc tắm nhanh. Tuyệt đối tránh ngâm cơ thể trong bồn tắm lâu sẽ khiến vết thương bị ướt. Sau khi tắm xong, nên lau khô người và vết thương.

cach cham soc ba de sinh mo - 3

Cần  đặc biệt quan tâm đến vết mổ và giữ vết mổ luôn khô thoáng

Khi chăm sóc bà đẻ cần chú ý quan tâm đến vết mổ. Mẹ nên giữ vết thương luôn khô thoáng. Hãy để vết thương hở không cần băng kín. Mẹ có thể dùng dung dịch betadin để vệ sinh vết mổ. Giúp vết mổ của mẹ mau lành và liền sẹo, hơn nữa tránh nhiễm trùng.

Ngoài ra các mẹ không được đắp những loại lá cây hay thuốc kháng sinh lên vết mổ khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Nhiều mẹ xuất hiện sẹo lồi sau khi lành vết thương. Điều đó làm mẹ mất tự tin và có cảm giác đau, ngứa khi chạm vào. Do vậy, mẹ nên thoa thuốc chống sẹo lồi lên vết mổ sau khi cắt chỉ được 1 tuần.

Xem Thêm  Bật bí bà bầu uống nước dừa có tốt không và cách uống nước dừa chuẩn cho các mẹ

Kinh nghiệm chăm sóc bà đẻ bằng chế độ ăn khoa học, hợp lý

【Đọc thêm】Chế độ ăn cho bà đẻ giúp mau chóng phục hồi sức khỏe

Trong ngày đầu sau sinh, mẹ chỉ nên uống nước lọc, nước đường. Có thể dùng súp hoặc cháo loãng đến khi mẹ xì hơi. Sau đó mẹ bắt đầu ăn bình thường trở lại nhưng thức ăn nên lỏng, mềm. Ngoài việc đảm bảo cung chất lượng dinh dưỡng đã mất đi trong khi sinh. Người mẹ cần bổ sung thêm nhiều nước.

Để việc chăm sóc bà đẻ được trọn vẹn hơn. Cần lưu ý các loại thực phẩm gây sẹo lồi và dị ứng cho mẹ. Như: thịt gà, hải sản, rau muống…

Khuyên mẹ vận động và nghỉ ngơi đầy đủ

Vì sau khi sinh mổ, người mẹ rất đau và rất ngại phải vận động. Nhưng việc nằm nhiều trên giường không hề tốt cho mẹ. Ngay khi được lấy ống thông tiểu ra, mẹ nên ngồi dậy và vận động xung quanh giường. Nếu còn quá đau thì mẹ có thể cử động nhẹ chân tay cho quen dần rồi hãy di chuyển.

cach cham soc ba de sinh mo - 4

Mẹ lười vận động sẽ chậm hồi phục sức khỏe, dễ bị tắc tĩnh mạch…

Bà đẻ mổ lười vận động sẽ làm cho ruột hồi phục chậm. Đó là nguyên nhân gây ra chứng táo bón cho bà mẹ. Đồng thời, đây cũng là yếu tố làm hình thành các cục máu đông ở chân, tay. Gây ra viêm phổi sau phẫu thật vì phổi sẽ bị ứ đọng khi mẹ nằm một chỗ. Tích cực vận động giúp mẹ hồi phục nhanh hơn, tránh bị dính ruột, tắc tĩnh mạch…

Chăm sóc bà đẻ mổ trong việc cho con bú

Từ lời khuyên của các bác sĩ cho rằng mẹ nên cho bé bú sớm nếu có thể. Vì giai đoạn này, sữa non nên chứa nhiều chất dinh dưỡng và chất đề kháng. Giúp cơ thể bé phát triển tốt hơn và tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.

Xem Thêm  Trẻ bị hăm tã - Nguyên nhân và cách điều trị?

cach cham soc ba de sinh mo - 5

Mẹ hoàn toàn có thể cho bé bú sau một giờ đầu sau sinh mổ gây tê

Mẹ hoàn toàn có thể cho bé bú sau một giờ đầu sau sinh mổ gây tê. Với mẹ phẫu thuật gây mê, phải sau 4 – 6 giờ khi thuốc mê hết tác dụng. Khi đó là thời điểm tốt để mẹ cho con mình bú. Hơn nữa, khi cho bé bú mẹ sớm, chị em sẽ giảm được nguy cơ băng huyết sau sinh.

Vệ sinh cá nhân không phải việc đơn giản

Việc vệ sinh cá nhân có thể gây ra nhiều khó khăn cho mẹ sau khi sinh mổ. Bởi thế, người thân nên giúp đỡ chăm sóc bà đẻ trong việc này. Hãy giúp người mẹ đi tiểu từ 2 – 3 giờ sau khi rút ống thông tiểu. Nếu như cơ thể sản phụ còn yếu, không thể đi lại để vệ sinh. Người thân có thể dùng bô vệ sinh tại chỗ cho mẹ, đến lúc mẹ có thể di chuyển được.

cach cham soc ba de sinh mo - 6

Mẹ nên tránh làm ướt vết thương trong quá trình vệ sinh cơ thể

Vệ sinh cơ thể sau sinh là rất quan trọng. Trong tuần đầu, nếu mẹ chưa thể tự vệ sinh cho mình thì người thân nên giúp. Lau rửa thân thể người mẹ bằng nước ấm sau đó lau khô người. Sang tuần tiếp theo, mẹ đã có thể tự tắm mình được. Nhưng tránh làm ướt vết thương và không chà mạnh vào vết mổ.

Tìm hiểu thêmCách chăm sóc bà đẻ sau sinh

You May Also Like

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *