7 Bài tập thư giãn cơ thể giảm căng thẳng hiệu quả

7 bài tập thư giãn cơ thể dưới đây sẽ giúp bạn duy trì tinh thần tích cực trong những ngày áp lực công việc quá căng thẳng. Với tâm trạng thoải mái và thư giãn, bạn sẽ có thể giải quyết công việc thật năng suất và hiệu quả.

1. Lợi ích của việc tập luyện thư giãn đối với cơ thể

Luyện tập thư giãn cơ thể có thể hỗ trợ điều trị chứng đau nhức xương khớp, hỗ trợ giảm stress và chứng lo âu, giúp bạn được tận hưởng cảm giác tự chăm sóc bản thân và nâng cao sức khỏe mỗi ngày. Luyện tập thư giãn đã được chứng minh là có những tác dụng tuyệt vời như:

Giúp xương khớp được linh hoạt, tăng khả năng hoạt động hằng ngày.
Giảm đau đau nhức xương khớp, đặc biệt là các vùng như: vai gáy, thắt lưng, khớp chân…
Giảm căng cơ và giảm căng thẳng.
Cải thiện lưu lượng máu, giúp máu được lưu thông tốt giúp các cơ quan được cung cấp đầy đủ oxy dưỡng chất cần thiết để cơ thể được hoạt động bình thường.
Tạo tinh thần phấn chấn, vui vẻ.

Luyện tập thư giãn được chứng minh giúp giảm đau xương khớp nhanh chóng và tạo tinh thần vui vẻ

2. 7 Bài tập thư giãn cơ thể hiệu quả, đơn giản ngay tại nhà

Bài tập thư giãn cơ thể đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng sức khỏe đáng kể. Chỉ với 5 – 10 phút tập luyện mỗi ngày cơ thể sẽ được phục hồi nhanh chóng và đạt được lợi ích sức khỏe tốt đa.

1. Bài tập giãn cơ bắp chân

Bài tập giãn cơ bắp chân vô cùng đơn giản và bạn có thể thực hiện bất cứ đâu. Bài tập này có tác dụng lớn tới việc giảm đau vùng bắp đùi, bắp chân, giúp trẻ hóa cơ thể, hỗ trợ giải tỏa căng thẳng cho vùng chân khi phải ngồi lâu, đi hoặc đứng thường xuyên hoặc làm công việc nặng nhọc.

Cách thực hiện:

Bạn chỉ cần nằm trên giường hoặc thảm tập.
Dang rộng 2 chân và thả lỏng về phía trước ( cố gắng kéo giãn 2 bắp chân và duỗi thẳng về phía trước ).
Kết hợp với hít thở thật sâu từ 2 – 3 phút.
Bài tập kéo giãn bắp chân

2. Bài tập giãn cơ đùi sau

Cơ đùi sau thường xuyên bị nhức mỏi khi bạn hoạt động mạnh hoặc ngồi lâu tại một chỗ. Đau cơ đùi gây tình trạng khó chịu, giảm khả năng hoạt động. Đau cơ đùi lâu ngày còn dẫn đến tình trạng căng cơ, viêm khớp.

Cách thực hiện:

2 chân đứng thẳng, chân trái làm trụ, chân phải đẩy về phía trước.
Gập đầu gối chân phải cho vuông góc, đồng thời chân trái kéo căng về phía sau.
Lưng thẳng, giữ nguyên tư thế trong vòng 30 giây.
Đổi vị trí với chân còn lại và thực hiện từ 5 – 10 lần.

1 trong các động tác giảm đau bắp chân hiệu quả: Giãn cơ đùi sau

3. Bài tập giãn cơ cổ tay

Đau khớp cổ tay gây ra khó chịu và bất tiện trong cuộc sống hằng ngày. Triệu chứng này thường gặp nhất những người làm văn phòng, lao động nặng, vận động viên bóng rổ hay bóng chuyền. Áp dụng bài tập dưới đây sẽ giúp giảm đau khớp tay hiệu quả.

Cách thực hiện:

Đưa thẳng bàn tay lên trước mặt, lòng bàn tay ngửa lên trên.
Dùng tay còn lại ấn nhẹ bàn tay xuống hết mức cho đến khi cảm nhận được sự căng ở bàn tay và cánh tay.
Giữ tư thế trong vòng 10 giây và đổi sang tay còn lại.

Bài tập căng cổ tay

4. Bài tập giãn cơ cổ

Cơ cổ, cơ vai gáy thường bị nhức mỏi do hoạt động nhiều ở tư thế ngồi hoặc đứng thẳng. Tình trạng đau cổ, đau vai gáy lâu ngày có thể dẫn tới thoái hóa đốt sống cổ, viêm xương khớp nếu không có hướng điều trị và luyện tập kịp thời.

Cách thực hiện:

Nằm thẳng trên giường hoặc thảm tập sao cho đầu không chạm sàn.
Dùng gối hoặc khăn mềm cuộn tròn lại, kê phần cổ, gáy vào gối.
Ngả đầu về phía sau và thư giãn trong vòng 10 giây
Lặp lại động tác từ 5 – 10 lần.

5. Bài tập yoga tư thế em bé

Tư thế em bé trong yoga có tác dụng thư giãn cơ thể tuyệt đối, giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi, đặc biệt tư thế này còn giúp phục hồi sức khỏe đối với những người đang phải điều trị bệnh lý.

Cách thực hiện:

Bắt đầu tư thế bằng cách gập 2 chân và 2 bàn tay úp xuống sàn.
Giữ nguyên vị trí phần hông, phần mông đặt lên 2 gót chân, phần trán tiếp xúc với thảm đồng thời kéo căng 2 tay về phía trước.
Hít thở thật sâu, đồng thời kéo 2 tay về phía sau.
Thực hiện đều đặn từ 5 – 10 lần.

Gập 2 chân và 2 bàn tay úp xuống sàn.

Tư thế em bé giúp phần khớp vai được hoạt động, bôi trơn hiệu quả

6. Bài tập yoga cúi gập người (Uttanasana)

Tư thế kéo gập người có tác dụng kéo giãn phần cơ tay, cơ chân, đồng thời tác động sâu lên cột sống. Bài tập này giúp bạn rèn khả năng hít thở, cải thiện hệ tiêu hóa và tăng khả năng tập trung.

Cách thực hiện:

Bắt đầu với tư thế đứng thẳng, 2 tay đặt sát bên hông, đồng thời thở ra và kéo gập người về phía trước.
Duỗi thẳng chân, đặt 2 tay lên sàn hoặc lên 2 bàn chân.
Hít vào, nâng và kéo dài phần thân trước hơn một chút, với mỗi hơi thở ra giải phóng cơ thể để có thể gập xuống sâu hơn.
Giữ nguyên tư thế từ 15 – 30 giây.

Tư thế cúi gập người có tác dụng giảm đau phần cột sống hiệu quả

7. Thư giãn cơ thể bằng liệu pháp massage

Ghế massage của Nhật Bản giúp thư giãn cơ thể, là một trong số những liệu pháp chăm sóc sức khỏe được nhiều người tin dùng. Ưu điểm của ghế massage mang lại cho người dùng có thể thấy như:

Giảm đau nhức mỏi toàn thân hiệu quả.
Hỗ trợ phục hồi và điều trị bệnh lý như thoái hóa cột sống, viêm xương khớp, đau mỏi vai gáy…
Giảm căng thẳng, stress, mệt mỏi.
Đơn giản, tiện lợi, tiết kiệm chi phí so với massage trị liệu tại trung tâm.
Sử dụng được lâu dài, tiết kiệm thời gian và chi phí.

Ghế massage thư giãn giảm đau nhức hiệu quả cho người sử dụng

.

Ghế massage tự động được tích hợp nhiều chương trình massage đa năng, từ cơ bản cho tới nâng cao. Người dùng chỉ cần ngồi trên ghế và lựa chọn các chương trình massage theo sở thích cá nhân. Mỗi liệu trình kéo dài từ 15 – 30 phút, bao gồm nhiều chế độ massage như: massage túi khí giảm đau nhức, massage không trọng lực thư giãn, massage con lăn giảm đau vùng chân.

Nhiều người dùng hiện có thắc mắc ngồi ghế massage nhiều có tốt không? Sử dụng ghế massage hàng ngày giúp bạn cải thiện sức khỏe, nâng cao cuộc sống tinh thần, đặc biệt vô cùng tiện lợi, tiết kiệm chi phí, người dùng có thể chủ động chăm sóc sức khỏe hằng ngày.

Trên đây là 7 bài tập thư giãn cơ thể hiệu quả mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà khá đơn giản và nhanh gọn. Bạn có thể dễ dàng kết hợp vào lịch trình bận rộn của mình mỗi ngày để cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần. Ngoài ra cần kết hợp cùng chế độ ăn uống và chế độ sinh hoạt điều độ để nâng cao sức khỏe hơn mỗi ngày,

Xem Thêm  Bé 2 tuổi chưa biết nói phải làm sao? Nguyên nhân và cách khắc phục?

You May Also Like

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *