Trẻ 4 tháng biết làm gì? Giai đoạn đầu đời không thể bỏ qua của trẻ

Trẻ sơ sinh cứ qua mỗi ngày là lại thêm phát triển. Từ khi bé sinh ra tới tháng thứ 4, cân nặng của bé có thể đã tăng gấp 2 lần và bắt đầu biết được khá nhiều kỹ năng mới. Cụ thể trẻ 4 tháng biết làm gì, học được những kỹ năng nào? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây!

Giai đoạn 4 tháng tuổi, tốc độ phát triển của bé rất nhanh. Các cha mẹ có thể nhận thấy các giác quan và phản ứng của bé nhanh hơn nhiều so với khi mới sinh hay trong, một hai tháng đầu sau sinh. Đồng thời 4 tháng tuổi cũng là giai đoạn đầu của quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ, là lúc trẻ sắp xuất hiện các dấu hiệu mọc chiếc răng đầu tiên. Ngoài ra, bé sẽ còn có rất nhiều biểu hiện khác ở tháng thứ 4 này.

1. Những ngón tay trở nên khéo léo hơn

Trẻ 4 tháng biết làm gì? Đầu tiên, các bạn sẽ nhận thấy trẻ 4 tháng bắt đầu sử dụng đôi tay khéo léo hơn. Bé đã có thể dùng đôi tay của mình để cầm nắm mọi món đồ xung quanh nằm trong tầm tay với. Đây cũng là thời điểm mà bé biết phối hợp cả hai tay cùng lúc để khám phá các món đồ chơi xung quanh, từ đồ chơi cho tới tóc, vòng cổ của mẹ,… miễn là thuộc tầm tay của bé. Thế nên nếu mẹ không muốn bị đau thì hãy buộc tóc gọn gàng và cất các món trang sức trên người đi nhé!

be-4-thang-tuoi-1

toy-for-infant

2. Đôi chân bé trở nên mạnh mẽ hơn

Nếu các mẹ muốn biết trẻ 4 tháng biết làm gì thì hãy quan sát hoạt động của đôi chân bé. Ở tháng thứ 4 bé đã có thể nhún và búng khá mạnh với đôi chân của mình. Các mẹ cho bé đứng và giữ lấy phần thân trên của bé, để chân bé chạm sàn, bé sẽ biểu diễn cho các mẹ xem trò bật nhảy như thế nào nhé!

47747-tre-4-thang-tuoi-biet-lam-gi-3

3. Làm chủ phần đầu và cổ

Nếu so sánh với 3 tháng trước đó bạn sẽ biết trẻ 4 tháng biết làm gì và ngạc nhiên với những điều bé có thể làm được. Nổi bật nhất đó là trẻ 4 tháng đã có thể tự làm chủ phần đầu và phần cổ của mình. Khi bế bé bạn không còn thấy bé dễ bị ngửa đầu và cổ ra sau hay da trước nữa mà có thể ngồi giữ thẳng đầu với sự trợ giúp. Bên cạnh đó, khi bé nằm sấp đã có thể nâng được đầu và cổ lên khá lâu.

Ngay_con_biet_lay

4. Thứ gì cũng nếm được

Khi bạn đưa cho bé bất cứ thứ gì hay bé có thể giơ tay cầm được cái gì thì điểm kết thúc luôn là miệng bé. Bé rất thích đưa mọi thứ lên miệng để nếm thử dù đó là thứ ăn được hay không ăn được. Do đó, khi bé ở tháng thứ 4 các bạn sẽ thấy mọi món đồ trên giường quanh bé đầu dính nước bọt. Bởi vậy, trong giai đoạn này các mẹ nên cẩn thận trông chừng bé và để các món đồ chơi xa tầm với của bé để tránh cho bé bị nghẹn, hóc.

be-4-thang-tuoi-lam-gi

5. Ngủ xuyên đêm

Thời điểm bé  bước vào tháng thứ 4 các cha mẹ đã có thể thoải mái hơn rất nhiều bởi bây giờ bé đã bắt đầu ngủ được xuyên đêm rồi. Cha mẹ cũng có thể có một giấc ngủ sâu hơn, không còn lo trẻ đột nhiên thức dậy giữa đêm hay thậm chí là quấy khóc cả đêm nữa. Giấc ngủ của bé có thể kéo dài từ 7 – 8 tiếng mỗi đêm và một ngày có thể ngủ từ 14 – 16 tiếng.

be-phat-trien

6. Khuyến khích sự phát triển của bé 4 tháng tuổi

Các cha mẹ nên tìm cách để tiếp tục thúc đẩy cho sự phát triển của bé và tìm hiểu thêm trẻ 4 tháng biết làm gì bằng cách cho bé tiếp xúc với nhiều chất liệu và bề mặt khác nhau hơn. 

Ngoài ra, trong giai đoạn này các bạn cũng nên cho bé tiếp xúc với âm nhạc. Theo các nhà khoa học chia sẻ thì âm nhạc giúp ích rất nhiều cho sự phát triển của cả thai nhi, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Các bạn cho bé tiếp xúc với âm nhạc càng sớm thì các tốt. Những bản nhạc cho bé nghe nên là các bài hát thiếu nhi rộn ràng, vui tươi hoặc là nhạc cổ điển, nhạc nhẹ đều được.

tre-4-thang-tuoi-biet-lam-gi-con-giao-tiep-voi-me-thong-qua-anh-mat-va-tieng-cuoi

Các bạn cũng nên khuyến khích cả sự phát triển ngôn ngữ của trẻ trong giai đoạn này bởi vào tháng thứ 4 bé đã bắt đầu biết cách biểu đạt ý muốn của mình nhiều hơn thông qua tiếng cười, tiếng khóc, cách tiếp i a bập bẹ và đủ loại âm thanh khác nhau.

tro-chuyen-cung-be

Bên cạnh đó, trẻ cũng cần có những khoảng yên lặng, không có sự làm phiền của các loại âm thanh đến từ ti vi, điện thoại, máy tính để bé có thể tăng khả năng tập trung và rèn luyện sự điềm tĩnh.

Các bạn cũng nên tập cho bé cách tự vượt qua giai đoạn vừa bất chợt tỉnh giấc vào ban đêm và tự chìm vào giấc ngủ. Nếu bé chưa thể tìm được các tận dụng khoảng thời gian đó và không biết làm sao để ngủ trở lại thì mẹ cần dỗ dành bé nhẹ nhàng.

Ngoài ra, các bạn cũng nên chuẩn bị dần cho bé bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm. Mặc dù bé vẫn cần bú sữa mẹ nhưng các bạn cũng nên nghĩ tới việc chọn phương pháp ăn dặm và các dụng cụ cần thiết cho bé ăn dặm nhé!

 

Xem Thêm  Cách Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh 8 Tuần Tuổi Đơn Giản Cho Mẹ

You May Also Like

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *