Mách mẹ các mẹo chữa trẻ sơ sinh bị nấc

Đôi khi các bạn có thể trẻ sơ sinh bị nấc. Cơn nấc có thể ngắn hoặc dài. Có thể xuất hiện cả khi bé thức lẫn khi bé ngủ. Vậy bạn có biết nguyên nhân nào khiến trẻ bị nấc và làm sao để chữa nấc cho trẻ sơ sinh không? Nếu bạn đang gặp rắc rối với vấn đề này thì hãy cùng tham khảo bài viết này của chúng tôi để tìm lời giải đáp.

1. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nấc

Tình trạng nấc ở trẻ sơ sinh khá phổ biến. Cơn nấc xuất hiện khi có các kích thích tác động lên cơ hoành dưới ngực, tạo nên những cơn co thắt. Có khá nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng trẻ sơ sinh bị nấc:

– Trẻ bị nấc cụt sau khi bú bình: Khi bé bú bình, do trong bình sữa có không khí, bé bú sữa đồng nghĩa với việc sẽ nuốt cả không khí vào bên trong cơ thể. Khi lượng không khí vào cơ thể đạt mức quá cao có thể tạo ra những kích thích nhẹ khiến cho cơ hoành bé co thắt và gây ra hiện tượng nấc

– Nhiệt độ thay đổi một cách đột ngột: Khi nhiệt độ môi trường xung quanh bé giảm nhanh một cách đột ngột khiến luồng không khí đi vào trong phổi bé làm bé lạnh và dẫn đến nấc

– Trào ngược dạ dày thực quản: Đây cũng là một trong các lý do phổ biến khiến trẻ sơ sinh bị nấc. Khi axit có trong dạ dày trào ngược lên thực quản rất dễ khiến bé bị nấc

tre-so-sinh-bi-nac-600x450

nguyen-nhan-tre-so-sinh-hay-bi-nac-cut-nhieu

Phần lớn nguyên nhân khiến cho trẻ sơ sinh bị nấc cụt là bởi vì mẹ cho bé bú quá no và khi bú bé nuốt phải hơi vào dạ dày. Tuy nhiên, các mẹ không cần quá lo lắng bởi khoảng 5 – 10 phút sao khi cơ thể tự cân bằng được thì trẻ cũng hết nấc.

2. Các mẹo chữa nấc cho trẻ sơ sinh

– Cho bé uống nước từ từ hoặc là bú sữa mẹ: Mẹo này các mẹ chỉ nên áp dụng với trẻ sơ sinh đã trên 1 tháng tuổi rồi. Còn với bé sơ sinh dưới 1 tháng tuổi thì tuyệt đối không cho bé uống nước

chua-nac-cho-be

– Vỗ ợ hơi cho bé: Khi thấy bé bị nấc cụt các mẹ có thể chụm bàn tại lại rồi vỗ nhẹ vào lưng bé cũng có thể giúp bé chữa nấc cụt. Dù vỗ nhẹ tay nhưng động tác cũng phải dứt khoát

chua-nac-cho-be

– Dùng tay bịt lỗ tai của bé: Đây cũng là một cách được nhiều mẹ áp dụng khi trẻ sơ sinh bị nấc. Các mẹ chỉ cần lấy 2 ngón tay và bịt hai lỗ tai của bé khoảng 30 giây sau đó thả ra ngay là được

8014-chua-nac-cut-cho-tre-4

– Gãi: Dùng tay gãi nhẹ lên môi hoặc là mang tai của bé 60 cái cũng có tác dụng chữa nấc đấy

– Sử dụng núm vú giả: Khi thấy bé bắt đầu xuất hiện tình trạng nấc các mẹ có thể cho bé bú núm vú giả để giúp thư giãn cơ hoành

– Bên cạnh đó, ngay khi bé vừa mới bị nấc nếu như có thể khóc ngay thì sẽ khiến cho dây thần kinh thực quản được dãn ra, giúp ngưng đọng các kích thích tác động lên cơ hoành cũng sẽ giúp bé hết nấc

– Các mẹ nên thay đổi tư thế bú bình của bé để có thể giảm bớt lượng không khí mà bé nuốt vào. Ngoài ra, hãy kiểm tra xem liệu núm vú của bình sữa có bị rách, thủng khiến không khí tràn vào không. Nếu có thì hãy đổi núm vú hoặc bình mới

tre-so-sinh-hay-bi-nac-me-tuyet-doi-khong-nen-chu-quan

– Nếu trẻ sơ sinh bị nấc cụt do trào ngược dạ dày và có kèm theo các biểu hiện khác như nôn trớ liên tục khi ăn, biếng ăn, khó chịu, đau bụng, quấy khóc dữ dội,… thì các bạn nên lập tức đưa bé tới gặp bác sĩ

3. Mẹo chữa nấc theo kinh nghiệm dân gian

Ngoài ra, nhiều mẹ cũng áp dụng các kinh nghiệm dân gian để chữa cho trẻ sơ sinh bị nấc rất hiệu quả như:

– Lấy khăn sữa hoặc rơ lưỡi quấn vào ngón tay trỏ của mẹ rồi chấm thêm một ít mật ong và đưa vào miệng rơ lưỡi cho bé

– Lấy cuốn chiếu hoặc đuôi lá trầu không hay một mẩu giấy rồi dán lên giữa trán và trong lông mày bé

– Nhá một ít lá trầu không rồi đem bã dán lên trán bé

meo_tri_nac_dan_gian

meo-chua-nac-cho-tre-so-sinh-2-e1552556777542

4. Cách ngăn chặn tình trạng trẻ sơ sinh bị nấc

Mặc dù rất khó để có thể  hoàn toàn ngăn ngừa tình trạng trẻ sơ sinh bị nấc cụt nhưng các mẹ có thể giúp bé hạn chế bằng cách:

– Giúp bé bình tĩnh khi ăn, nghĩa là các bạn không nên chờ tới khi bé đói tới mức cáu gắt, la khóc mới bắt đầu cho bé ăn. Khi bé quá đói, khóc nhiều thì khi bú sẽ dễ bị nuốt lượng lớn hơi vào cơ thể và gây nấc

– Nên cho bé bú ít nhưng bú làm nhiều lần hơn

– Nếu các mẹ cho bé bú bình thì cứ sau mỗi 2 -3 phút lại cho bé ợ hơi một lần trong quá trình bú. Bình sữa cho bé bú nên chọn loại có van chống sặc và chống đầy hơi

– Nếu bé bú sữa mẹ thì nên cho bé ợ hơi sau mỗi lần chuyển đầu vú và lưu ý nên cho bé ngậm quầng vú chứ không cho bé ngậm đầu ti

– Sau mỗi một cứ bú mẹ nên giữ bé trong tư thế thẳng đứng khoảng 20 – 30 phút

giup-me-chua-nac

Trên đây là một số cách chữa và hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh bị nấc. Hy vọng với những chia sẻ này các mẹ sẽ biết cách chăm bé chu đáo hơn!

Xem Thêm  Chia sẻ thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng giúp bé “lớn nhanh như thổi”

You May Also Like

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *