Trẻ bị khò khè có đờm không phải là tình trạng hiếm gặp. Khi các bé mắc bệnh hen suyễn, viêm phổi, viêm phế quản,… đều xuất hiện các triệu chứng này. Nếu tình trạng này không được điều trị kịp thời có thể trở nên ngày càng nghiêm trọng hơn và gây ra nhiều hệ lụy như trẻ khó chịu, biếng ăn dẫn đến suy dinh dưỡng. Vậy nguyên nhân nào khiến trẻ bị kho khè có đờm và cách điều trị ra sao? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây!
1. Nguyên nhân khiến trẻ bị khò khè có đờm lâu ngày
– Theo thống kê từ các trung tâm y tế đưa ra thì có khoảng 30% trẻ ở độ tuổi dưới 2 bị ít nhất một đợt khò khè có đờm, ở trẻ 3 tuổi là khoảng 40% và trẻ 6 tuổi là 60%
– Với các bé dưới 5 tuổi thì nguyên nhân lớn nhất khiến trẻ bị khò khè có đờm khi ngủ là do hen suyễn. Nguyên nhân là bởi có thể trong gia đình từng có người mắc bệnh hen suyễn hoặc bản thân trẻ bị eczema, khi con nhỏ bị nổi mề đay từng đợt. Các bé dưới 2 tuổi thường gặp phải tình trạng viêm tiểu phế quản, dị ứng và trào ngược dạ dày thực quản
– Trẻ dưới 1 tuổi bị khò khè có đờm khi thay đổi tư thế sẽ khiến mềm sụn thanh quản hoặc các mạch máu lớn xuất hiện dấu hiệu bất thường, chèn ép lên vùng thanh quản, gây ra tình trạng khò khè có đờm
– Khi bị viêm phổi bé có các dấu hiệu như sốt, thở kho khè, ho có đờm, khó thở,…
Bé bị viêm thanh phế quản cấp tính xuất hiện các dấu hiệu như: ho, khàn tiếng cấp tính, thở khò khè, khó thở và các dấu hiệu này thường xuất hiện vào ban đêm
– Những bé mắc bệnh tim bẩm sinh thường có dấu hiệu khó thở, thở khò khè sớm sau sinh, bú kém và nghe tim có tiếng thổi
– Một số trẻ ở tháng thứ 4 đến tháng thứ 5 sau sinh đột ngột bị thở khò khè, kèm theo nôn ói, sặc, tím tái mặt mày có thể là nuốt phải dị vật gây cản trở đường thở
– Trẻ bị khò khè có đờm nguyên nhân có thể là do bị viêm amidan cấp tính
– Một số trẻ bị chứng khò khè có đờm còn có thể là do mắc các bệnh như xơ sợi bẩm sinh, bất thường sọ hầu bẩm sinh và bị khối u ở phổi
2. Trẻ bị khò khè có đờm phải làm sao?
Trước khi tìm cách giải quyết tình trạng trẻ bị khò khè có đờm thì các cha mẹ cần phải tìm ra nguyên nhân và phân biệt được tiếng khò khè của trẻ. Các bạn phải phân biệt được tiếng khò khè với tiếng thở do bị tắc mũi của trẻ.
Trẻ nhỏ thường thở bằng mũi. Tuy nhiên, mũi của trẻ còn nhỏ và thường dễ bị tắc do cảm hay mắc bệnh. Nếu bởi vậy thì các mẹ cần phải làm thông thoáng mũi cho trẻ bằng cách nhỏ từ 2 – 3 giọt nước muối sinh lý vào mũi trẻ.
Các cha mẹ khi thấy trẻ bị khò khè có đờm cần theo dõi sát sao các biểu hiện của trẻ để kịp thời nhận biết khi trẻ có dấu hiệu nặng hơn như:
– Thở khò khè sau đó kèm theo chứng khó thở, mặt tím tái, rối loạn tri giác và cuối cùng là khò khè tái phát
– Với các bé 3 tuổi khi xuất hiện dấu hiệu khò khè có đờm cha mẹ nên đưa bé đi viện ngay bởi đây có thể là dấu hiệu cho thấy bé mắc chứng bệnh nặng ở lứa tuổi này
– Tình trạng khò khè có đờm kéo dài lâu ngày, từ 3 – 4 tuần thì nên cho trẻ đi khám ngay
– Trong gia đình có lịch sử mắc bệnh suyễn thì khi thấy bé bị khò khè, đột ngột khó thở thì cũng nên cho bé đi khám
– Các cha mẹ tuyệt đối không tự ý cho bé dùng thuốc, kể cả thuốc kháng sinh, kháng viêm hay long đờm
3. Trẻ bị khò khè có đờm tình trạng nào cần gặp bác sĩ?
– Khi thấy trẻ bị khò khè cấp tính, đột ngột các bạn không nên chần chừ mà hãy đưa bé đi khám ngay
– Bé có các dấu hiệu như khò khè, thở mệt, mặt tái xanh cần được nhập viện gấp
– Khi thấy trẻ ho khàn tiếng ban ngày, ban đêm thở khò khè nặng nhọc thì cũng cần phải được đưa vào viện theo dõi
– Trẻ bị khò khè kèm theo các triệu chứng như nôn ói, sốt
– Trẻ có tiền căn bị suyễn, đột nhiên thấy khó thở, khò khè
– Trẻ khò khè lâu ngày, ăn uống kém, chậm lên cân và không phát triển
Tình trạng trẻ bị khò khè không phải là một tình trạng đơn thuần mà rất có thể là dấu hiệu của nhiều căn bệnh nguy hiểm khác. Do đó, khi nhận thấy bé xuất hiện dấu hiệu khò khè có đờm cần phải theo dõi sát sao. Nếu thấy có các dấu hiệu nguy hiểm, cần nhanh chóng đưa bé nhập viện. Các mẹ tuyệt đối không cho bé sử dụng thuốc hay áp dụng các biện pháp điều trị nào khi chưa có ý kiến của chuyên gia để tránh khiến tình trạng của bé trở nặng hơn.
Trên đây là một số chia sẻ về nguyên nhân cũng như cách giải quyết khi trẻ bị khò khè có đờm. Hy vọng các chia sẻ trên sẽ giúp cha mẹ có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc chăm sóc sức khỏe cho bé yêu.