Trẻ 9 tháng tuổi biết là gì? Nhiều hơn bạn suy nghĩ đấy!

Với những người đã có nhiều kinh nghiệm thì hẳn đã quá rõ trẻ 9 tháng tuổi biết làm gì rồi. Tuy nhiên, với những ông bố bà mẹ mới trải nghiệm lần đầu thì mỗi giai đoạn phát triển của trẻ đối với họ đều vô cùng lạ lẫm. Để giúp cho các ông bố bà mẹ trẻ lần đầu tiên trong vai trò mới có thể thấu hiểu bé hơn, chúng tôi xin giới thiệu tới các bạn về giai đoạn bé bước vào tháng thứ 9 ngay sau đây!

1. Ăn và ngủ

Mặc dù giai đoạn nào bé cũng đều cần ăn và ngủ nhưng ở tháng thứ 9 thì mọi thứ khá hỗn loạn. Tại sao lại nói vậy? Đơn giản là vì ở tháng thứ 9 bé sẽ hào hứng ăn tất cả mọi món và bạn khó mà giữ được cho bé sạch sẽ từ đầu bữa ăn cho tới cuối bữa ăn cả.Các bạn không cần kiểm soát mà cứ để bé ăn uống tự nhiên, chỉ cần chú ý phối hợp món ăn sao cho màu sắc và bắt mắt để kích thích bé ăn. Bé thích ăn gì, ăn bao nhiêu thì các bạn cứ để tùy bé. 

Giai đoạn này bé có thể sẽ chỉ ngủ 2 giấc/ngày và khi buồn ngủ bé thường có xu hướng cáu gắt, quấy khóc. Nếu các mẹ thấy bé dụi mắt, mè nheo, gục đầu trên vai mẹ hay chán chơi đùa thì nên dỗ cho bé ngủ. So với thời gian trước thì bé 9 tháng tuổi cũng thức khuya hơn và dễ cáu gắt vì mệt. Nhưng yên tâm, mọi thứ sẽ qua nhanh thôi.

be-tam-ngu

chao-dinh-duong-cho-be

2. Bé tập nói

Nếu bạn không biết trẻ 9 tháng tuổi biết làm gì thì đó chính là tập nói. Đây là giai đoạn trẻ bắt đầu tập nói và trở nên ồn ào hơn. Tuy nhiên, cũng có một số bé khá trầm tĩnh. Do đó, các cha mẹ nên lưu tâm tới phản ứng của trẻ mỗi khi có tiếng ồn đột ngột phát ra. Các bạn cần quan sát xem 2 mắt bé có di chuyển đều nhau và tập trung nhìn vào một điểm hay một vật gì không. Các bạn cũng nên chú ý cả cách mà bé di chuyển để kịp thời phát hiện những dấu hiệu khác thường của bé. Nếu có hãy đưa bé đến bác sĩ để kiểm tra.

tro-chuyen-cung-be

toy-for-infant

3. Bé tập đứng và leo trèo

Trẻ 9 tháng tuổi biết làm gì? Đó là trẻ bắt đầu tập đứng dậy và biết giữ thăng bằng. Các bạn nên quan sát kỹ để nếu bé có bị ngã thì kịp thời đỡ bởi chân bé còn yếu. Khi ngồi cùng bé các bạn có thể thấy bé sẽ thích leo lên người bạn như leo cầu thang vậy. Các bạn nên khuyến khích bé bởi bé khá nhạy cảm với phản ứng của cha mẹ. Vì vậy, trước những điều mới lạ mà bé học được hãy cổ vũ để bé cảm thấy thích thú hơn.

huggies-6-

Khi ngồi bé 9 tháng tuổi cũng đã ngồi vững hơn, đồng thời cũng biết đổi từ tư thế nằm sang tư thế ngồi và ngược lại. Các mẹ có thể cho bé chơi ở dưới sàn để bé tự hoàn thiện các kỹ năng. Vậy đấy, thế là bạn đã biết nhiều hơn về trẻ 9 tháng tuổi biết làm gì rồi. Nhưng không dừng ở đó, bé còn có nhiều sự phát triển bất ngờ.

trẻ-tiếp-xúc-với-thế-giới-bên-ngoài-nhiều-hơn-e1533552028752

4. Sự tăng trưởng của bé

Một sự thay đổi lớn ở trẻ 9 tháng tuổi đó là bé sẽ mọc chiếc răng đầu tiên. Ngoài ra, các bạn còn phải mua thêm quần áo với size lớn hơn cho bé bởi bé tăng trưởng và phát triển khá nhanh.Thông thường, kmuaf xuân và mùa hè là lúc bé lớn nhất nhất, mùa thu và mùa đông thì chậm hơn.

phat-trien-chieu-cao-cho-tre

5. Sức khỏe của bé

Thời điểm 9 tháng tuổi bé phát triển về thể chất, kỹ năng lẫn sức đề kháng hơn khi còn trong giai đoạn sơ sinh. Vì vậy các bạn không cần tiệt trùng bình sữa và chén bát cho bé nữa, chỉ cần đảm bảo sạch sẽ là được. Sữa cho bé uống không nên cất ở cửa tủ lạnh và không cho bé uống bình sữa đã để tủ quá 24 tiếng.

thuc-don-an-dam-cua-vien-dinh-duong-600x450

6. Bé chơi đùa và giao tiếp

Nếu muốn biết trẻ 9 tháng tuổi biết làm gì thì các bạn hãy quan sát kỹ các hành động của bé. Bé đã biết chơi đùa và giao tiếp với mọi người, mọi vật xung quanh. Bé thường bị cuốn hút bởi những món đồ chơi có nhiều màu sắc, hình dạng và âm thanh. Bên cạnh đó bé còn thích chơi trốn tìm, giấu đồ. Các bạn có thể nghĩ ra nhiều trò chơi hấp dẫn để chơi cùng bé và tìm cách giao tiếp với bé. Việc chơi đùa cùng bé sẽ giúp gắn kết tình cảm giữa cha mẹ và bé hơn, đồng thời kích thích khả năng giao tiếp của bé.

giup-be-phat-trien

Trên đây là những giải đáp của chúng tôi dành cho các cha mẹ đang loay hoay tìm hiểu trẻ 9 tháng tuổi biết làm gì. Việc nắm được tình trạng của bé sẽ giúp cha mẹ có biện pháp chăm sóc bé hiệu quả hơn rất nhiều. Mỗi giai đoạn đầu đời của trẻ đều rất quan trọng, nó có ảnh hưởng tới sự phát triển sau này của trẻ. Do đó, các cha mẹ cần hết sức lưu tâm và luôn đồng hành bên trẻ để trẻ có sự phát triển tốt nhất. Sự phát triển ở mỗi trẻ sẽ có ít nhiều sự khác biệt. Tuy nhiên, nếu nhận thấy trẻ có các dấu hiệu lạ thì các bạn nên đưa trẻ tới bác sĩ để thăm khám. Đôi khi sự chủ quan của cha mẹ lại có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.

 

Xem Thêm  7 Bài tập thư giãn cơ thể giảm căng thẳng hiệu quả

You May Also Like

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *