Sở hữu một căn nhà hợp phong thủy sẽ mang đến cho gia chủ nhiều may mắn. Trong nhà không thể thiếu bàn thờ ông bà tổ tiên và ông công ông táo. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu chi tiết về cách lập bàn thờ ông táo đúng phong thủy.
Mời các bạn theo dõi bài viết theo các mục sau:
- 1. Ý nghĩa bàn thờ táo quân
- 2. Cách đặt bàn thờ táo quân đúng phong thủy
- 3. Bàn thờ táo quân cần có những gì?
1. Ý nghĩa bàn thờ táo quân
Xét về tín ngưỡng văn hóa của người Việt Nam, mỗi bàn thờ trong gia đình sẽ có một ý nghĩa riêng và cách bày trí khác nhau. Việc thờ cúng đóng vai trò rất quan trọng, tạo nên tôn ti trật tự trong gia đình và lòng kính ngưỡng của con cháu.
Đối với bàn thờ ông táo, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến gian bếp của gia đình, vì ông táo được xem là người giữ lửa ấm cho ngôi nhà, để gia đình luôn an vui và hạnh phúc.
Trước đây, truyền thuyết táo quân được kể lại dựa trên một câu chuyện về người vợ với hai người chồng sống với nhau rất tình nghĩa. Khi họ chết đi đã được ngọc hoàng phê chuẩn cho làm chức táo quân, với chức vụ trong coi chuyện bếp núc, nhà cửa và cai quản gia đình.
Từ câu chuyện này, mỗi gia đình Việt Nam đều đặt một ban thờ nhỏ ở bếp, cứ đến ngày 23 tháng chạp mỗi năm, người ta sẽ dâng lễ cúng để tiễn cả 3 ông về chầu ngọc hoàng, báo cáo tình hình công việc làm ăn của gia đình.
2. Cách đặt bàn thờ táo quân đúng phong thủy
Bất kì một gia đình nào, sau khi xây cất nhà cửa hoặc dọn dẹp sang nhà mới đều phải ghi nhớ đến việc lập bàn thờ táo quân. Chính vì vậy, cách đặt bàn thờ táo quân làm sao cho đúng phong thủy được xem là điều hệ trọng, giúp gia đình được yên ấm, thuận hòa, làm ăn phát đạt.
Bàn thờ táo quân sẽ được đặt ở trong nhà bếp, theo hướng của bếp và ở phía trên để song song với bếp. Cạnh bàn thờ, người ta thường kiêng không đặt ống khói hút mùi. Tốt nhất vẫn nên đặt một cái kệ ở phía trên của bếp, tránh xa các hoạt động nấu nướng.
Bàn thờ táo quân không nên đặt quá xa bếp, không đặt cạnh nơi rửa tay vì theo quan niệm phong thủy, thủy sẽ tương khắc với hỏa. Nếu đặt bàn thờ ở vị trí này thì gia đình rất khó thuận hòa, thường xuyên xảy ra cãi vã. Cũng không nên đặt bàn thờ ở hướng đối diện nhà vệ sinh, cạnh nhà vệ sinh vì đây là nơi có những thứ ô uế, bẩn thỉu.
Nếu như nhà bếp của bạn không rộng rãi hoặc quá chật chội, hãy đặt bàn thờ táo quân ở góc hướng nam cạnh nhà bếp. Theo quan niệm ngũ hành, táo quân thuộc về hỏa nên đặt ở phía nam là “hỏa” vượng sẽ phù hợp.
Ngoài ra, nếu gia đình không có điều kiện để làm bàn thờ táo quân thì tốt nhất là nên thắp nhang đèn ở bàn thờ ông bà tổ tiên, không nên cắm nhang ở vùng bếp.
3. Bàn thờ táo quân cần có những gì?
Theo quan niệm tín ngưỡng văn hóa, gia đình thờ cúng táo quân chu toàn sẽ được phù hộ cho yên ấm, hạnh phúc và no đủ, chính vì thế vị trí đặt bàn thờ cũng như nghi thức cúng kiếng cho ông táo là điều hệ trọng, cần phải thực hiện đúng nghi lễ.
Để có một bàn thờ ông táo hợp phong thủy, sau khi đặt bàn thờ đúng vị trí, cần phải chú ý đến những vấn đề sau đây:
+ Bàn thờ phải có kệ vững chắc, có thể làm bằng kính hoặc kệ gỗ
+ Bài vị ông táo
+ Bát nhang
+ Bình hoa
+ Ly nước
+ Đĩa để trái cây
Cứ vào dịp 23 tháng chạp mỗi năm, trước khi đón năm mới tất cả các gia định Việt Nam đều có một lễ tiễn ông táo về trời. Lúc này, gia đình cần chuẩn bị mũ ông táo (2 mũi nam và 1 mũ nữ), ông táo sẽ đội mũ cánh chuồn còn bà táo thì đội mũ thường không có cánh. Bạn có thể mua mũ này ở những nơi bán đồ lễ, hàng mã.
Theo quan niệm dân gian, vào ngày lễ đưa ông táo về trời cần có những lễ vật cúng bao gồm:
+ Bánh kẹo
+ Trầu cau
+ Rượu
+ Nhang, đèn
+ Hoa tươi
+ Trái cây
+ Tiền vàng
+ 3 con cá chép sống để trong chậu nước
Sau khi thực hiện các nghi lễ khấn vái xong, gia chủ sẽ mang 3 con cá chép ra hồ để thả. Đây được xem là linh vật để ông táo cưỡi về trời.
Thông thường, người ta sẽ chọn thời gian cúng ông táo vào tối ngày 22 hoặc 12 giờ ngày 23 tháng chạp. Hiện nay, tục cúng ông táo vẫn được duy trì qua nhiều thế hệ, các nghi lễ có thể được lược bớt, nhưng người ta vẫn còn giữ phong tục cúng hằng năm, ít nhất là nhang đèn, trái cây.
Việc lưu giữ cúng kiếng tổ tiên, ông bà và các vị thần như ông táo trong gia đình được xem là nét văn hóa đẹp của người Việt Nam. Mặc dù cho đến hiện nay, câu chuyện về ông công ông táo chỉ là truyền thuyết, được kể qua nhiều đời, nhưng văn hóa tín ngưỡng thờ cúng thì không hề thay đổi hay mai một.
Thông qua bài viết trên, bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về ý nghĩa của bàn thờ ông táo, cách lập bàn thờ ông táo làm sao cho đúng với phong thủy, cầu mong gia đình được yên ấm, thuận hòa và làm ăn phát đạt.
Mời các bạn theo dõi video sau: