Số lượng người sử dụng máy tính tại Việt Nam không hề ít, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách cài đặt và sử dụng ổ SSD cho PC. Và nếu các bạn cũng là một trong số đó thì đừng bỏ qua bài viết này bởi sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn một cách chi tiết nhất về các thao tác này.
1. Tại sao cần phải biết cách cài Win cho ổ cứng mới?
Việc cài Win cho ổ cứng mới mặc dù không khó nhưng không nhiều người biết cách cũng như tò mò không hiểu sao mình lại cần phải biết. Trước hết, các bạn cần phải biết rằng ổ cứng này là ổ SSD, một loại ổ cứng thể rắn. Ổ cứng SSD có thể thay thế được cho loại ổ cứng hoạt động bằng cơ HDD. Thay vì phải hoạt động phụ thuộc vào bộ phận chuyển động cơ cùng việc quay đĩa từ mới có thể đọc dữ liệu thì SSD lại sử dụng chip bộ nhớ flash.
So với ổ cứng HDD thì SSD có tốc độ đọc và ghi dữ liệu nhanh hơn nhiều lần và chính nó cũng góp phần làm tăng tốc độ máy tính lên rõ rệt. Nếu như các bạn cài Win trên ổ cứng SSD thì khi hệ điều hành khởi động, các ứng dụng chạy trên đó cũng nhanh hơn nhiều.
Như vậy chắc hẳn các bạn đã biết được tại sao lại cần cài Win trên ổ cứng SSD cho laptop rồi phải không? Nếu muốn máy tính của bạn có thể hoạt động ổn định với tốc độ nhanh thì việc cài đặt hệ điều hành Windows trên ổ SSD là rất cần thiết. Và dưới đây chính là 3 cách cài đặt hệ điều hành Win cho máy tính trên ổ SSD. Nếu máy tính của bạn chưa làm điều này hoặc các bạn chưa biết cách thực hiện thì hãy theo dõi chia sẻ của chúng tôi và cùng nhau thực hiện nhé!
2. Cần chuẩn bị gì trước khi cài Win cho ổ cứng mới?
Trước khi tiến hành cài win trên ổ cứng mới thì các bạn cần phải đảm bảo được các yêu cầu sau:
– Trên ổ cứng SSD, dung lượng trống của phân vùng cài đặt phải lớn hơn dung lượng hệ điều hành cần sử dụng
– Bo mạch chủ phải hỗ trợ EFI hoặc UEFI nếu muốn chuyển hệ điều hành từ đĩa MBR sang GPT
Ngoài việc chuẩn bị một ổ SSD mới thì các bạn cũng cần chuẩn bị thêm một số phụ kiện sau:
– Phụ kiện kết nối với ổ SSD: Với những ai sử dụng máy tính desktop thì chỉ cần gắn ổ cứng mới vào case máy. Còn nếu đang dùng laptop thì phải mua thêm một sợi cáp SATA to USB
– Chuẩn bị đĩa đã có sẵn các hệ điều hành Windows 7/8/8.1/10 hoặc USB boot to Win, File ISO, các công cụ tạo ổ đĩa như UltraISO, PowerISO hay Rufus…
– Sao lưu lại các dữ liệu quan trọng trước khi kết nối ổ SSD với máy tính. Nếu ổ SSD mới mua và còn trống thì không cần thực hiện bước này
3. Cách cài đặt và sử dụng ổ SSD cho PC
Để cài hệ điều hành Windows cho ổ cứng SSD có rất nhiều cách, tuy nhiên, chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn những cách đơn giản nhất sau đây. Hãy thực hiện tuần tự theo từng bước chắc chắn các bạn có thể làm được.
3.1. Cách 1
Sau khi khởi động máy, tùy từng máy mà các bạn sử dụng các phím chức năng F2, F11, F12,… để vào BIOS/UEFI -> SATA Mode Selection rồi thay đổi AHCI. Tuy nhiên, có một điều các bạn cần lưu ý đó là các mainboard khác nhau sẽ có sự bố trí các mục trên BIOS khác nhau nên các bạn cần tìm hiểu kỹ trước khi cài đặt. Trong ví dụ chúng tôi đưa ra, chúng tôi sẽ cài đặt Windows 8.1 làm ví dụ, cách cài Win 7 bằng ổ cứng hay các hệ điều hành khác cũng tương tự.
Các bạn thực hiện chia ổ cứng SSD như bình thường và nên chia ít nhất >30GB để có đủ không gian trống cho Windows hoạt động. Tiếp đó khởi động đĩa cài đặt Win và bấm một phím bất kỳ để bắt đầu quá trình cài đặt. Khi trên màn hình xuất hiện Windows Setup đầu tiên thì các bạn chọn ngôn ngữ, thời gian cùng định dạng tiền tệ và phương thức bàn phím rồi bấm Next -> Install Now -> Nhập product key -> Next.
Nếu thấy trên màn hình có “Which type of installation do you want” thì các bạn nhấp vào mục thứ 2 Custom: Install Windows only (advanced).
Các bạn cần lựa chọn ổ đĩa và tạo một phần vùng mới trên đó. Phân vùng đó phải có không gian trống ít nhất là 20GB để cài Windows lên ổ SSD cho laptop hoặc PC. Tuy nhiên, các bạn nên chừa ít nhất 30GB nhé! Sau khi chọn không gian đĩa cần dùng các bạn bấm vào New và nhập kích thước rồi chọn Apply.
Tiếp đó chọn phân vùng vừa tạo mới và bấm Next để tiếp tục quá trình cài đặt. Chờ một lúc để hệ thống tự cài. Cài xong thì các bạn chuyển sang cài Driver.
Đây là cách cài đặt và sử dụng ổ SSD cho PC, laptop đầu tiên. Không quá khó phải không nào?
3.2. Cách 2
Trong cách này chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn chuyển hệ điều hành từ ổ HDD sang ổ SSD laptop hoặc PC bằng phần mềm Macrium. Để làm được cách này trước hết các bạn cần tải phần mềm Macrium Reflect về. Ngoài ra các bạn cũng cần cả một chiếc USB Boot Win có Mini Windows nữa. Sau khi tải và cài đặt xong phần mềm Macrium Reflect chúng ta có thể bắt đầu ngay.
– Bước 1: Tháo ổ cứng HDD và gắn vào vị trí ổ đĩa CD rồi gắn ổ SSD mới vào vị trí cũ của ổ HDD
– Bước 2: Mở phần mềm Macrium Reflect và bấm tab Backup. Tại tab này các bạn sẽ thực hiện clone các phân vùng có dụng lượng nhỏ hơn 500MB và phân vùng chứa hệ điều hành bằng cách tích chọn. Sau đó các bạn chọn clone this link. Để giảm bớt thời gian clone các bạn bỏ phần tích ở những phân vùng chứa dữ liệu nhé!
– Bước 3: Sẽ có một cửa sổ mới xuất hiện. Tại cửa sổ này các bạn nhấn vào Select a disk to clone rồi chọn ổ SSD cần lưu dữ liệu
Bước 4: Nhấn Next -> Next -> Finish
Bước 5: Chờ máy tự thực hiện quá trình clone. Quá trình này diễn ra trong bao lâu phụ thuộc vào lượng dữ liệu clone, băng thông, tốc độ ổ cứng SSD, tốc độ ổ cứng HDD
Bước 6: Thực hiện Set phân vùng khởi động, phân vùng EFI sẽ nằm trên SSD. Cụ thể thực hiện như sau:
– Mở phần mềm EasyUEFI trong Mini Windows và nhấn vào dòng boot khởi động rồi chọn Edit để sửa đường dẫn. Tích chọn vào phân vùng có định dạng FAT32 (100MB) -> OK
Bước 7: Khởi động máy
Bước 8: Kiểm tra xem máy đã hoạt động ổn định chưa, nếu OK các bạn xóa phân vùng hệ điều hành cũ trên ổ HDD để làm nơi chứa dữ liệu
3.3. Cách 3
Phần tiếp theo chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn một cách cài đặt và sử dụng ổ SSD cho PC đó là chuyển Win từ HDD sang SSD bằng phần mềm Minitool Partion Wizard. Ngoài việc tải phần mềm về và cài đặt các bạn cần có thêm một chiếc USB Boot Win có thể vào được WinPE hoặc Mini Windows. Ví dụ, nếu vào được Win PE các bạn thực hiện theo các bước:
– Bước 1: Các bạn copy phân vùng chứa hệ điều hành Windows từ HDD sang SSD và mở phần mềm Minitool Partion Wizard. Tiếp đó chọn ổ SSD -> Delete để xóa định dạng ổ SSD. Đây cũng là một cách để cách format ổ cứng SSD
Để copy Win từ HDD sang SSD các bạn chọn phân vùng chứa hệ điều hành Win trên HDD -> Copy Partition (copy cả phân vùng đêm 100MB hoặc 500MB). Khi thấy một cửa sổ mới xuất hiện các bạn chọn ổ SSD -> Next.
Tiếp theo lại có một cửa sổ nữa hiện ra, trong khung Create As các bạn chọn chế độ Primary -> Finish. Trở lại giao diện chính ban đầu và chọn Apply. Các bạn chờ cho hệ thống tự chạy chương trình nhé!
Đợi khi copy xong rồi thì sẽ có một cửa sổ thông báo nhỏ hiện lên. Các bạn bấm OK là được.
– Bước 2: Thực hiện tùy chỉnh để phân vùng chứa Win trên SSD xuất hiện
Để làm được việc này các bạn vào giao diện chính của Minitool Partion Wizard và bấm chuột phải lên phân vùng chứa Win -> chọn Change Letter -> Trong khung New Drive Letter chọn tên cho ổ -> OK -> Apply
– Bước 3: Nạp MBR cho ổ SSD và tùy chỉnh file BCD
Để nạp MBR cho ổ SSD các bạn mở trình Bootice lên. Trong giao diện chính bấm chuột chọn ổ SSD trong Destination Disk -> Process MBR. Lúc này sẽ có một cửa sổ mới xuất hiện. Các bạn tích chọn vào Windows NT 5.x / 6.x MBR -> Install/Config -> Windows NT 6.x MBR -> OK.
Để tùy chỉnh file BCD các bạn cũng thực hiện tại giao diện chính của Bootice bằng cách bấm chọn thẻ BCD -> bấm chuột vào nút … Tiếp đó có một cửa sổ mới hiện ra, các bạn vào ổ chứa Win trên SSD và tìm thư mục Boot, file BCD và bấm đúp chuột vào file đó -> Easy mode để chuyển tới cửa sổ khác.
Trong khung Disk các bạn chọn đúng ổ SSD. Trong khung Partition thì chọn đúng phân vùng chứa Win trên SSD. Tiếp theo là chọn Save current system. Khi thấy cửa sổ nhỏ xuất hiện các bạn chọn OK -> Save Globals -> OK.
Như vậy là chúng tôi đã giới thiệu đến các bạn 3 cách cài đặt và sử dụng ổ SSD cho PC, laptop rồi. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp các bạn gặp phải một số vấn đề trong quá trình cài đặt, phổ biến nhất là lỗi BIOS không nhận ổ cứng SSD. Vậy phải làm sao? Một số nguyên nhân gây ra lỗi này là:
– Ổ đĩa không được kích hoạt trong BIOS có thể là do được bật Off trong hệ thống cài đặt
– Cáp dữ liệu lỗi hoặc không cắm pin
– Ổ đĩa không quay do không nhận được điện hoặc nhận được điện nhưng mức độ không đúng
– Ổ cứng lỗi
– Jumper không được thiết lập đúng trên ổ đĩa
– Trình điều khiển Serial ATA không được cài đặt đúng
Sau khi đã tìm được nguyên nhân xảy ra lỗi các bạn tùy từng trường hợp lỗi mà có thể tìm cách khắc phục hợp lý.
Với những thông tin trên hẳn các bạn đã có thể tự mình cài đặt hệ điều hành Win trên ổ cứng được rồi. Cách cài đặt và sử dụng ổ SSD cũng không quá khó phải không nào? Hy vọng những thông tin này của chúng tôi sẽ giúp ích cho các bạn.