Trẻ bị dị ứng thời tiết phải làm sao?

Dị ứng thời tiết là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân khiến trẻ bị dị ứng thời tiết là gì? Biểu hiện như thế nào? Cách phòng tránh và cách điều trị khi trẻ bị dị ứng thời tiết ra sao? Nếu bạn cũng đang thắc mắc về những vấn đề này thì hãy theo dõi ngay bài viết này của chúng tôi để có thêm thông tin và kinh nghiệm chăm sóc con bạn nhé!Trẻ bị dị ứng thời tiết phải làm sao?

1. Nguyên nhân khiến trẻ nhỏ bị dị ứng thời tiết

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ em bị dị ứng thời tiết, trong đó chúng ta có thể kể đến một số nguyên nhân chính sau:

 

Do thời tiết thay đổi đột ngột
Do thời tiết thay đổi đột ngột

Thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh hoặc từ lạnh sang nóng là nguyên nhân khiến da của bé giãn nở thất thường, gây nên hiện tượng dị ứng thời tiết.

 

Do không khí nóng bức
Do không khí nóng bức

Khi thời tiết nóng bức, nhiệt độ sẽ tăng cao làm cho cơ thể của bé tiết ra nhiều mồ hôi. Việc làn da thường xuyên ẩm ướt do mồ hôi là một trong những nguyên nhân gây nên các nốt sẩn ngứa, viêm nhiễm.

 

Do không khí lạnh
Do không khí lạnh

Khi da của bé tiếp xúc đột ngột với không khí lạnh sẽ gây nên những triệu chứng như: ngứa ngáy, nổi mề đay,…Đây chính là những biểu hiện của bệnh dị ứng thời tiết.

Do sức đề kháng của trẻ yếu
Do sức đề kháng của trẻ yếu

Sức đề kháng yếu cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị mắc bệnh di ứng thời tiết.

 

Xem Thêm  Top 10 mẫu ghế sofa giường HOT nhất 2019
Những nguyên nhân khác
Những nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân trên, dị ứng thời tiết ở trẻ em còn có thể do các nguyên nhân khác như: do thời tiết quá ẩm ướt hoặc mưa quá nhiều, do thời tiết khô hanh,….

Di ứng thời tiết mặc dù không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng của trẻ nhưng lại gây nên cảm giác khó chịu cho trẻ. Đặc biệt, nếu trẻ bị dị ứng thời tiết nổi mề đay mà không được chữa trị kịp thời sẽ gây nên tình trạng khó thở, tụt huyết áp nhanh,…

dị ứng thời tiết ở trẻ nhỏ
dị ứng thời tiết ở trẻ nhỏ

2. Các triệu chứng của dị ứng thời tiết ở trẻ nhỏ

Khi bị dị ứng thời tiết, trên cơ thể của trẻ sẽ có những triệu chứng sau:

2.1. Hắt hơi nhiều lần

Hắt hơi nhiều lần là triệu chứng đầu tiên của dị ứng thời tiết ở trẻ nhỏ. Vì vậy, nếu thấy con hắt hơi quá nhiều trong khi không có những dấu hiệu khác của cảm lạnh thì mẹ nên đưa con đến bác sĩ để được thăm khám vì rất có thể bé đã bị dị ứng thời tiết.dị ứng thời tiết ở trẻ nhỏ

2.2 Trẻ bị sổ mũi

Dị ứng thời tiết có thể khiến trẻ bị sổ mũi và thường xuyên dụi mũi. Đối với những trẻ bị sổ mũi mãn tính thì triệu chứng này có thể khiến tình trạng chảy nước mũi trở nên trầm trọng và kéo dài hơn (từ 2 – 3 tuần, thậm chí là nhiều tháng).

2.3. Nổi phát ban với các mẩn đỏ và ngứa

Phát ban với các mẩn đỏ và ngứa là triệu chứng điển hình của bệnh dị ứng thời tiết ở trẻ em. Tuy nhiên, trẻ cũng có thể phát ban do bị côn trùng cắn, do vius hoặc do nhiễm khuẩn,…Vì vậy, khi da bé bị phát ban, mẹ nên theo dõi khoảng 1 – 2 ngày xem con có bị ngứa hay không. Nếu sau thời gian theo dõi mà phát ban vẫn không giảm thì mẹ nên đưa con đến bác sĩ để được kiểm tra.

2.4. Nổi mề đay

Nổi mề đay ở trẻ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó, dị ứng thời tiết cũng có thể khiến trẻ bị nổi mề đay.dị ứng thời tiết ở trẻ nhỏ

2.5. Trẻ bị ốm

Khi bị dị ứng lâu ngày, trẻ có thể bị ốm. Nguyên nhân là những vết dị ứng trên da có thể bị nhiễm trùng hoặc các cơn cảm lạnh do dị ứng thời tiết có thể khiến trẻ bị viêm đường hô hấp cấp tính.

3. Trẻ bị dị ứng thời tiết phải làm sao?

Hiện nay, chưa có một phương pháp nào có thể điều trị tận gốc bệnh di ứng thời tiết ở trẻ nhỏ. Điều này thường khiến các bà mẹ cảm thấy lúng túng và lo lắng khi bé bị dị ứng thời tiết.

Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát và làm giảm tình trạng bệnh cho con bằng những phương pháp sau:

  • Để ý các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh dị ứng thời tiết để kịp thời phát hiện tình trạng bệnh của trẻ
  • Sau khi phát hiện trẻ bị dị ứng thời tiết, bạn nên đưa con đến cơ sở khám bệnh gần nhất để được kiểm tra và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất
  • Trong quá trình chăm sóc trẻ bị dị ứng thời tiết, bạn cần giữ gìn vệ sinh cho con, tuyệt đối không được bé dùng tay gãi lên da để tránh bị nhiễm trùng
  • Cho bé ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là các loại hoa quả và rau xanh,…
  • Không cho trẻ ăn những thực phẩm giàu protein, thực phẩm béo, cay, nóng, thủy sản, nhất là sữadị ứng thời tiết ở trẻ nhỏ

4. Phòng ngừa dị ứng thời tiết cho trẻ khi thời tiết thay đổi đột ngột

Để hạn chế tình trạng bệnh dị ứng thời tiết ở trẻ nhỏ, bạn nên có biện pháp phòng ngừa hiệu quả, bao gồm:

  1. Không nên cho trẻ ra ngoài khi thời tiết thay đổi đột ngột, nếu cần thiết phải ra ngoài thì cần giữ ấm cho con khi thời tiết trở lạnh và đội nón mũ,…khi trời nắng nóng
  2. Tăng cường sức đề kháng cho bé bằng cách cho con ăn uống điều độ với đầy đủ các loại chất dinh dưỡng, tiêm phòng bệnh, ăn nhiều hoa quả (cam, chanh, bưởi,…).

Trên đây là những thông tin liên quan đến bệnh dị ứng thời tiết ở trẻ nhỏ, hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm chăm sóc con khi bé bị dị ứng thời tiết.

You May Also Like

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *