CÁCH VỆ SINH TAI NGHE

 Tai nghe hiện nay đã trở thành một thiết bị không thể thiếu trong đời sống hàng ngày, phục vụ cho cả nhu cầu làm việc và giải trí của con người. Tai nghe được sử dụng trong các nhu cầu đa dạng như nghe nhạc, xem phim, chơi game, nghe gọi điện thoại hay học ngoại ngữ… có thể nói đây là một trong những thiết bị có tần suất sử dụng cao nhất hiện nay. Nhiều người khi nghe xong tai nghe thường có thói quen cất ngay vào túi hoặc hộp đựng, hay thậm chí để ngay trên bàn làm việc. Bụi bám, môi trường ẩm hoặc ráy tai (ở những chiếc earphone) sẽ làm cho chiếc tai nghe bị mất vệ sinh, gây hại cho sức khỏe khi sử dụng đồng thời cũng ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh ở một mức nào đó.

     Vệ sinh tai nghe giúp bạn có thể phòng tránh được vi khuẩn lây lan qua tai nghe, đồng thời có thể tiếp tục trải nghiệm âm thanh tuyệt vời mà tai nghe có thể đem lại cho bạn. Bạn có thể đeo tai nghe của mình cả ngày khi đi làm hay ở nhà ngay cả khi ngoài đường. Và có thói quen bạn chỉ lôi tai nghe ra khỏi túi trước khi sử dụng không hè nghĩ đến chuyện vệ sinh tai nghe cho thật sạch sẽ. 

        Vệ sinh tai nghe có thể ngăn chặn rất nhiều bệnh cho bạn. Nên nhớ rằng, tai nghe có thể truyền vi khuẩn từ người này sang người khác nếu chúng ta dùng chung tai nghe, thậm chí trong một số trường hợp, bạn có thể bị nhiễm trùng tai. Chính vì thế, việc tối quan trọng khi sử dụng tai nghe đó là giữ cho tai nghe thật sạch sẽ. Hơn thế nữa, việc giữ vệ sinh cho tai nghe cho phép bạn luôn trải nghiệm được chất lượng âm thanh tuyệt vời nhất.

I/ Dụng cụ vệ sinh tai nghe:

Dụng cụ vệ sinh tai nghe
  • Bàn chải.
  • Bông tăm , khăn giấy.
  • Cồn tẩy rửa, xà phòng.
  • Nước ấm.

II/ Các bước vệ sinh tai nghe:

Các bước vệ sinh tai nghe

       Bạn không thể vứt tai nghe vào chậu nước để có thể rửa sạch chúng, cũng không thể thay cáu mới ngay khi cảm thấy bẩn. Hãy vệ sinh tai nghe theo hướng dẫn dưới đây của chúng tôi vừa có thể làm sạch tai nghe vừa có thể đảm bảo được độ bền và an toàn của tai nghe.

  • Bước 1: Chúng ta bắt đầu lau từ ngoài vào trong. Nhúng miếng vải mềm vào nước ấm pha xà phòng và bắt đầu lau nhẹ headband và earcup. Trước khi lau nhớ vắt nhẹ để khăn chỉ ẩm nước, tuyệt đối không lau bằng khăn quá ướt để tránh nước nhỏ xuống và thấm vào bên trong tai nghe. Lần đầu lau bằng nước ấm pha xà phòng, lau lại 2 3 lần tiếp theo nữa để đảm bảo ko có dính xà phòng trên headband hoặc earcup, nó ko gây hại gì nhưng nhìn không được ưa mắt.  
  • Bước 2: Sử dụng tăm hoặc tăm bông cẩn thận đưa vào vệ sinh những chi tiết nhỏ của hai bên tai nghe.
  • Bước 3: Thêm một ít cồn vào miếng khăn giấy và lau dây tai nghe. Một số tai nghe có kèm theo màng lưới chắn bên ngoài lòng earcup để chống các vật thể lạ lọt vào bên trong tai nghe (râu, tóc, bụi cát…), màng này cũng cần được vệ sinh một cách cẩn thận. Đa số màng chắn đều có thể tháo rời khỏi earcup để thuận tiện cho việc vệ sinh. Đầu tiên bạn sẽ cần tháo earpad ra, sau đó lau rửa màng lưới này một cách nhẹ nhàng (vì rất dễ rách). Khăn cũng không được quá ướt để tránh bụi nước kết thành mảng trên mắt lưới. Nếu màng lưới quá khó tháo ra khỏi tai nghe mà dính ráy tai, lông thú, hay các mảng bụi bạn úp nó xuống, dùng bàn chải đánh răng để chà nhẹ cho lớp bụi bẩn này rơi ra ngoài.  
  • Bước 4: Nhẹ nhàng lau tới những đầu phát âm thanh trên Earpod, cồn sẽ giúp việc vệ sinh hiệu quả hơn và lại bay hơi nhanh. Riêng các phần tai nghe có nút cao su, bạn tháo rời phần nút này và ngâm trong nước xà phòng ấm 20 phút rồi rửa lại bằng nước ấm. Đối với filter tai nghe in-ear bằng vải, dùng thời gian dài nó đóng đầy ráy tai, bụi, thậm chí là nổi mốc, bốc mùi khó chịu. Cái này rất dễ gây ra các bệnh về tai như viêm tai giữa hoặc nấm trong tai cực kỳ nguy hiểm. Một, là bạn thay mới, hai là lấy một cái khẩu trang y tế, tách ra một lớp và cắt một miếng vừa với kích thước của nozzle rồi đính vào. Nếu tai nghe earbud hoặc in-ear có filter bằng kim loại, dốc ngược nó xuống và dùng bàn chải đánh răng chà nhẹ như trên cũng được. 
  • Bước 5: Để khô tai nghe ít nhất 10 phút trước khi bắt đầu sử dụng lại.

Các bước trên sẽ giúp bạn vệ sinh và bảo quản chiếc tai nghe yêu quý của mình, giữ chúng luôn ở trạng thái làm việc tốt nhất cũng như phòng tránh các rủi ro về vấn đề vệ sinh. Chúng ta nên đặt ra một lịch vệ sinh định kỳ dựa trên nhu cầu sử dụng hàng ngày, thường là khoảng 1 tháng (với người sử dụng tai nghe nhiều) hoặc 2-3 tháng (với lượng sử dụng trung bình).

 

Xem Thêm  Đánh giá dịch vụ thiết kế website chuyên nghiệp

You May Also Like

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *