X

Cách Gắn Card Đồ Họa Gắn Ngoài Cho Laptop

Trong thời gian gần đây có một linh kiện máy tính đang rất được ưa chuộng, đó chính là eGPU (external GPU). Các bạn có thể thấy external trong tiếng việt có nghĩa là bên ngoài. Vậy là đây là một bộ xử lý đồ hòa nằm ở bên ngoài của máy tính thay vì nằm bên trong như iGPU – bộ đồ họa xử lý tích hợp hay dGPU – bộ xử lý đồ họa rời. Mặc dù đây cũng chẳng phải là ý tưởng mới mẻ gì nhưng việc hiện thực hóa nó lại khó khăn và phải dựa vào những cải tiến trong công nghệ truyền dẫn dữ liệu. Vậy cách gắn card đồ họa gắn ngoài cho laptop như thế nào? Các bạn đã biết chưa?

1. eGPU là gì?

Trước khi đi tìm hiểu về cách gắn thì các bạn cần phải hiểu rõ eGPU là gì trước đã. Như đã đề cập ở trên, eGPU thực chất cũng là một dạng GPU hay còn được coi là VGA gắn ngoài cho laptop nhưng chúng không được gắn bên trong máy tính mà lại gắn ở bên ngoài và người ta thường sử dụng nó chung với laptop.

2. Sử dụng card đồ họa gắn ngoài cho laptop

Đặc điểm của những chiếc laptop là nhỏ gọn, mỏng nhẹ và hoạt động mát mẻ. Tuy nhiên, những bộ xử lý đồ họa mạnh mẽ thì lại có kích thước quá lớn, nặng nề và tỏa ra nguồn nhiệt lớn khi hoạt động. Đấy là còn chưa nhắc đến việc tiêu thụ điện năng của các loại GPU này. Bởi vậy mà những chiếc GPU mạnh mẽ nhất máy chỉ được sử dụng cho các loại máy tính để bàn.

Để giải quyết những hạn chế này người ta đã tạo ra những chiếc eGPU cho laptop để có thể trung hòa giữa hai yếu tố sức mạnh và tính linh hoạt. Khi các bạn cần di chuyển thì có thể mang chiếc máy tính laptop mỏng nhẹ của mình đi. Khi cần sử dụng tới eGPU để chơi game, thiết kế đồ họa,… thì chỉ cần gắn card màn hình rời cho laptop vào mà thôi.

Đây là ý tưởng đã xuất hiện tại phòng thí nghiệm của các hãng đồ họa, laptop, thậm chí là cả những người có sở thích nghịch máy tính nữa. Chỉ cần lên mạng hoặc đến các tiệm bán linh kiện điện tử là các bạn đã có thể tìm thấy được rất nhiều phụ kiện dùng cho eGPU rồi, ví dụ nhu bo mạch để gắn card rời cho laptop, dây cáp, dây nguồn,…

Tuy nhiên, vấn đề ở đây là các bạn mua như vậy đều là mua các linh kiện khá thô sơ, không phải là hàng chính thức của hãng sản xuất nên có khả năng mua về lại không sử dụng được, nhất là khi các bạn nối dây cáp từ bo mạch rời vào trong cổng PCIe hoặc mSATA của laptop sẽ trông lôi thôi, mất mỹ quan. Mà khi gắn card rời cho laptop hay tháo ra cũng mất thời gian.

Vì vậy nhiều người đặt ra câu hỏi là sao không sử dụng USB để gọn nhẹ. Tuy nhiên, nếu sử dụng USB thì tốc độ kết nối lại không đủ nhanh. Như các bạn có thể thấy, USB 3.0 thì băng thông tối đa đạt được là 5Gbps, Thunderbolt 2.0 là 20Gbps nhưng PCIe 3.0 x16 dùng cho máy bàn gắn card đồ họa thì băng thông lại lên tới 128Gbps. Nếu như các bạn lắp card màn hình rời cho laptop bằng USB 3.0 hoặc là Thunderbolt 2.0 thì rất dễ xuất hiện tình trạng nghẽn cổ chai.

Nếu tìm hiểu các bạn có thể thấy trước đây Sony cũng đã từng sản xuất card đồ họa rời laptop dòng Vaio Z của họ. GPU được đặt trong  dock riêng tích hợp đầu đọc đĩa Blu-ray và dock này thì gắn bằng kết nối Light Peak. Tuy nhiên, GPU của dock vẫn thuộc loại dành cho thiết bị di động chứ không phải là card đồ họa như desktop.

Sau này MSI và Alienware cũng cung cấp phụ kiện tương tự và dock GPU của 2 hãng này đã chuyển sang sử dụng card như desktop nhưng lại dùng kết nối PCIe. Những chiếc laptop ngày nay đều gắn cổng PCIe trong mainboard nên việc tháo lắp khá khó khăn, chỉ trừ các dòng máy của MSI và Alienware. Có lẽ cũng bởi vậy mà bộ dock của hai hãng trên chỉ tương thích với chính laptop của hãng mà thôi.

3. Thunderbolt 3.0 – anh hùng cứu mỹ nhân

Vào năm 2015, cổng Thunderbolt 3.0 chính thức lên kệ. Thiết bị này có băng thông lên tới 40Gbps, tức là gấp 2 lần so với Thunderbolt 2.0. Mặc dù không thể so sánh với PCIe nhưng lại linh động và nhỏ gọn hơn, rất dễ để người dùng gắn vào hay tháo ra. Ngoài ra, Thunderbolt 3.0 còn có thể chuyển từ cổng kết nối mini DisplayPort sang dùng USB-C và hỗ trợ cắm mặt nào cũng được nên càng trở nên tiện lợi hơn bao giờ hết. Nhờ vậy mà các nhà sản xuất eGPU Thunderbolt 3.0 có thể tiếp cận với nhiều loại laptop hơn. Nguồn điện tối đa mà thiết bị này truyền tải là 100W, tuy nhiên nó không lấy nguồn điện từ laptop mà phải gắn nguồn riêng.

Hiện nay, đã có một số nguyên mẫu eGPU cho laptop sử dụng Thunderbolt 3.0 hoặc xuất hiện trong các cuộc triển lãm nhưng chưa được bán ra thị trường.

Nhiều người tự hỏi rằng Thunderbolt 3.0 chỉ có bằng thông bằng ⅓ so với PCIe 3.0 liệu có thể đáp ứng đủ nhu cầu cho laptop card rời hoạt động không. Sau khi thử nghiệm cho thấy, card Nvidia GTX 750Ti có thể chạy được 80 – 90% nhưng TB3 thì lại bị nghẽn cổ chai. Như vậy các bạn sẽ phải điều chỉnh lại thiết lập đồ họa của game hay phần mềm đang sử dụng xuống thấp hơn nếu không sẽ gặp phải hiện tượng crack hoặc là không sử dụng được.

Theo như những thông tin được hãng MSI công bố thì hãng đang cho phát triển dock đồ họa dùng Thunderbolt 3 với mục tiêu có thể sử dụng cùng bất kỳ card đồ họa gắn ngoài cho laptop nào chỉ ngoại trừ Titan X. Tuy nhiên, vẫn phải chờ sản phẩm được hoàn thiện mới nói tiếp được.

4. Laptop card rời eGPU và hướng đi tương lai

Cho tới ngày nay, laptop card rời eGPU vẫn là một thị trường nút bởi chi phí mua eGPU khá cao, ít hàng chính hãng và các cổng kết nối tốc độ cao không phổ biến. Bởi vậy, việc đầu tư mua VGA rời cho laptop. Vì vậy, tốt hơn hết các bạn muốn một chiếc máy tính mạnh mẽ để có thể chơi game hay thiết kế đồ họa thì hãy đầu tư cho desktop để mang lại hiệu quả cao hơn.

Trong tương lai chúng ta vẫn đang chờ đợi việc MSI cho ra mắt Thunderbolt 3 để có thể thay đổi tình hình hiện tại. Hãy thử nghĩ tới viễn cảnh mà ngay cả những chiếc laptop giá rẻ cũng có Thunderbolt 3, thị trường eGPU sẽ trở nên sôi động hơn, card công ty sản xuất linh kiện thi nhau nghiên cứu và sản xuất các bộ dock đồ họa chính hãng vừa hỗ trợ tốt cho người dùng lại vừa đảm bảo được tính tương thích với các loại máy tính. Thật quá tuyệt phải không nào?

Bên cạnh đó, khi nhìn xa hơn có thể thấy eGPU cũng không chỉ có thể sử dụng cho laptop mà ngay cả thiết bị di động cũng có thể sử dụng được. Số lượng người sử dụng thiết bị có USB-C sẽ ngày càng nhiều nên việc đưa Thunderbolt 3 hoặc phiên bản mới lên để sử dụng sẽ không còn gặp nhiều trở ngại về kích thước nữa. Lấy ví dụ như chiếc Lumia 950 XL có cổng USB-C mới, tản nhiệt bằng chất lỏng, khi được kết nối với màn hình ngoài có thể chạy các ứng dụng universal. Nếu như được trang bị thêm một eGPU tương thích nữa thì càng nâng cao được sức mạnh đồ họa, phục vụ nhu cầu chơi game hay thao tác đồ họa cho người sử dụng.

Thôi thì chúng ta hãy cứ hy vọng với sự phát triển của công nghệ như hiện nay, card đồ họa gắn ngoài cho laptop được chú trọng đầu tư và trở nên phổ biến hơn thì lúc đó các bạn đầu tư cho laptop cũng hãy còn chưa muộn đâu. Và tin chắc là với tốc độ phát triển của công nghệ thông tin, điện tử mạnh mẽ như hiện nay thì đây không phải là điều quá xa vời.

Với những nội dung chúng tôi trình bày trên đây hẳn các bạn đã hiểu card đồ họa rời cho laptop là gì và cách gắn card màn hình rời cho laptop như thế nào. Hiện tại loại card này đang ra sao, được sử dụng phổ biến hay không để có sự đầu tư hợp lý khi muốn nâng cấp cho máy tính, laptop của mình.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Huyền Trang: Huyền Trang là cô gái yêu thích du lịch và khám phá cái đẹp. Có thể lăn vào bếp nấu các món ăn cả ngày mà không biết chán .Và Trang là cô gái có cá tính mạnh mẽ, thích chia sẻ các kiến thức về làm đẹp, các món ngon, sức khỏe và du lịch, thích lãng mạng, yêu thơ ca
Related Post