X

Trẻ bị hăm tã – Nguyên nhân và cách điều trị?

Hăm tã là một hiện tượng xảy ra rất phổ biến đối với trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, không có nghĩa vì thế mà bé của bạn phải chịu đựng tình trạng này. Nếu biết nguyên nhân khiến trẻ bị hăm tã và có cách điều trị phù hợp thì bạn hoàn toàn có thể điều trị nhanh chóng tình trạng hăm tã, thậm chí là giảm thiểu nguy cơ bị hăm tã cho bé.

1. Nguyên nhân khiến trẻ bị hăm tã 

Một trong những nguyên nhân lớn nhất khiến bé bị hăm tã là bởi độ ẩm của vùng da tiếp xúc với tã. Chính bởi vậy mà để bé không bị hăm tã thì các mẹ cần phải luôn đảm bảo vùng da mông và đùi của bé được khô thoáng cũng như tã không bị dơ.

Mặc dù nước tiểu vô trùng nhưng những vi khuẩn tồn tại trên da của bé thì lại có thể phân hủy nước tiểu, tạo thành các ammonia khiến da cảm thấy khó chịu.

Ngoài ra, một nguyên nhân khác cũng có thể khiến trẻ bị hăm tã đó là tiêu chảy. Dù cho các bạn có để bé sử dụng loại tã đắt tiền và tốt đến mấy thì cũng cần phải thường xuyên thay tã cho bé khi bé bị tiêu chảy. Việc để tã của bé bốc mùi sẽ tạo điều kiện cho hăm tã xuất hiện.

Thậm chí, cho dù các bạn có thường xuyên vệ sinh vùng da được quấn tã của bé sạch sẽ thì bé vẫn có thể bị hăm tã bởi da bé quá nhạy cảm hoặc bé mặc đồ hay ăn những thực phẩm có thể gây dị ứng. Trong một số trường hợp bé bị hăm tã còn bởi cảm lạnh hay nhiễm virus.

2. Các nguyên nhân khác khiến trẻ bị hăm tã

– Do mẹ cho bé sử dụng tã qua sthoo ráp, chà xát lên vùng da bé

– Hóa chất trong bột giặt hoặc chất làm mềm vải có thể là nguyên nhân khiến bé bị hăm tã

– Xà phòng thơm hoặc nước thơm không phù hợp, gây kích ứng da cho bé

– Do mẹ cho bé sử dụng quần lót bằng nhựa

3. Các triệu chứng cho thấy bé bị hăm tã

Tình trạng hăm tã ở trẻ không khó để nhận ra. Khi thấy bé có các dấu hiệu sau thì chứng minh bé đang bị hăm tã:

– Bé biểu hiện khó chịu, khi ngủ không thẳng giấc

– Ở phần da tiếp xúc với tã nổi mẩn đỏ

– Phần da bị hăm tã có thể khô hoặc ướt

– Có thể trên da vùng bộ phận sinh dục, các ngấn đùi, mông xuất hiện vết sưng hay mụn gây lở loét

Vùng da bị hăm tã càng trở nên đau rát và khó chịu hơn khi tiếp xúc với nước tiểu. Bé cũng sẽ bị giật mình thường xuyên hơn, thậm chí có nhiều khi còn khóc thét lên bởi khó chịu.

4. Khi bị hăm tã bé có thể mắc thêm các bệnh gì?

Nếu trẻ bị hăm tã không được điều trị kịp thời, đúng cách thì từ tình trạng bệnh nhẹ, vô hại có thể dẫn đến những căn bệnh cơ hội khác, tiêu biểu là nấm và nhiễm trùng. Căn bệnh cơ hội khi bị hăm tã phổ biến nhất là nấm. Đặc biệt, nó còn phổ biến hơn đối với những trẻ được sử dụng kháng sinh bởi kháng sinh có thể tiêu diệt những loại vi khuẩn có lợi cho việc kiểm soát sự phát triển của nấm. Ban đầu, khi mới nhiễm nấm, đơn giản trên da bé sẽ chỉ xuất hiện các đốm nhỏ màu đỏ. Tuy nhiên, chúng sẽ nhanh chóng lan rộng và trở nên dày đặc hơn trên cả một vùng da. Ngoài ra, khi bé bị nhiễm trùng còn có thể bị sốt, vùng da nhiễm trùng cũng sẽ bị chảy nước vàng hoặc là xuất hiện mụn mủ.

5. Cách trị hăm tã ở bé

Khi trẻ bị hăm tã các mẹ có thể thực hiện theo hướng dẫn dưới đây, khoảng 3 – 4 ngày sau bé sẽ khỏi hăm tã:

– Thay tã thường xuyên để giữ cho vùng da mặc tã của bé được khô tháng

– Sử dụng loại tã mềm mại, thấm hút tốt

– Sử dụng loại khăn ướt có độ pH trung tính, không chứa cồn hay xà phòng để lau cho bé

– Thỉnh thoảng nên cho bé không mang tã lót để da của bé tiếp xúc với không khí, giúp vùng da thông thoáng hơn. Ngoài ra, các bạn cũng có thể cho bé nằm khỏa thân trên một chiếc chăn dày ở nơi râm mát

– Khi bé bị hăm tã và phải tiếp xúc với nước tiểu các bạn nên làm dịu cơn đau ngay cho bé

Nếu tình trạng hăm tã ở trẻ không được cải thiện sau vài ngày, thậm chí có dấu hiệu nặng hơn hay lan đến vùng bụng của bé thì các bạn nên nhanh chóng mang bé đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị.

Mặc dù tình trạng trẻ bị hăm tã rất phổ biến nhưng các bạn không nên coi thường bởi nó có thể diễn biến trầm trọng hơn nếu không được chăm sóc đúng cách. Bởi vậy, các mẹ cần thường xuyên vệ sinh sạch sẽ cho bé, giữ cho vùng da mông, các ngấn đùi và vùng sinh dục của bé khô ráo, thay tã thường xuyên, không để cho hăm tã có điều kiện phát triển. 

Hy vọng rằng với những thông tin chúng tôi vừa chia sẻ trên các bạn đã biết lý do tại sao bé bị hăm tã và có cách chăm sóc, chữa trị phù hợp cho bé, tránh để bé gặp phải các bệnh ngoài da không mong muốn.

Huyền Trang: Huyền Trang là cô gái yêu thích du lịch và khám phá cái đẹp. Có thể lăn vào bếp nấu các món ăn cả ngày mà không biết chán .Và Trang là cô gái có cá tính mạnh mẽ, thích chia sẻ các kiến thức về làm đẹp, các món ngon, sức khỏe và du lịch, thích lãng mạng, yêu thơ ca
Related Post