Tiêu chảy là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vậy trẻ bị bị tiêu chảy uống thuốc gì nhanh khỏi? Tham khảo ngay những thông tin trong bài.
Tiêu chảy cũng được xem là một bệnh lý nguy hiểm có thể gây tử vong nhiều nhất ở trẻ. Thế nhưng, rất nhiều bà mẹ khi đưa con đi khám vẫn hiểu rõ nguyên nhân, cách phòng ngừa cũng như cách xử lý khi trẻ bị tiêu chảy.
—–> Xem nhanh mục lục dưới :
- Nguyên nhân và biểu hiện tiêu chảy ở trẻ
- Nguyên nhân
- Biểu hiện
- Tiêu chảy gây ảnh hưởng thế nào đến sức khoẻ của trẻ?
- Cách xử lý khi trẻ bị tiêu chảy
- Khi nào cần đưa trẻ đến cơ sở y tế điều trị?
- Trẻ bị tiêu chảy uống thuốc gì nhanh khỏi?
Nguyên nhân và biểu hiện tiêu chảy ở trẻ
Nguyên nhân
Để biết chính xác bé bị tiêu chảy nên uống thuốc gì? Các bậc phụ huynh cần nắm rõ nguyên nhân gây bệnh. Theo đó, tiêu chảy thường xảy ra khi trẻ ăn phải thức ăn, uống nước nhiễm khuẩn hoặc ăn uống thiếu khoa học. Khi đó, trẻ có thể bị nhiễm virus, nhiễm ký sinh trùng… chứa trong thức ăn hằng ngày.
Biểu hiện
Bệnh thường có những biểu hiện đầu tiên là đi phân lỏng hơn bình thường, đi lần/ngày (trên 3 lần). Nếu tình trạng này diễn ra trong 5 ngày là tiêu chảy cấp và xảy ra trên 2 tuần là tiêu chảy kéo dài.
Tiêu chảy gây ảnh hưởng thế nào đến sức khoẻ của trẻ?
Theo bác sĩ chuyên khoa, tiêu chảy là bệnh lý có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Cụ thể như sau:
+ Suy dinh dưỡng ở trẻ: Khi bị tiêu chảy các chất dinh dưỡng không được cung cấp đầy đủ. Bởi lúc này, trẻ chán ăn hoặc gia đình mắc sai lần không dám cho bé ăn vì sợ bệnh chuyển biến nặng hơn. Hậu quả khi khỏi tiêu chảy thì bé lại bị suy dinh dưỡng.
+ Nguy cơ tử vong ở trẻ: Trường hợp trẻ không được bù nước và điện giải, cơ thể trẻ sẽ rơi vào tình trạng bị thiếu hụt nghiêm trọng. Theo nghiên cứu thực tế cho thấy, có đến 70% số lượng trẻ tử vong khi tiêu chảy là do mất nước. Số còn lại do viêm phổi, nhiễm độc…
Cách xử lý khi trẻ bị tiêu chảy
Trẻ bị tiêu chảy cấp uống thuốc gì? Trước hết các mẹ cần cho trẻ bù nước điện giải bằng cách cho uống dung dịch Oresol (ORS), Oresol II và 1 viên Hydrite. Pha dung dịch bù nước là điều vô cùng quan trọng giúp bé nhanh hồi phục và ngăn ngừa tình trạng suy dinh dưỡng.
Mỗi gói ORS bạn nên pha với 1 lít nước đun sôi để nguội, ORS II và 1 viên Hydrite pha với 200ml nước đun sôi để nguội.
Lưu ý: Dung dịch bù nước nếu đã pha quá 12 giờ thì không nên cho trẻ uống và phải bỏ đi. Trường hợp trẻ bị tiêu chảy không nhiều (2 – 3 lần/ngày) có thể bù nước bằng nước uống hằng ngày.
Một số bé khi tiêu chảy còn kèm theo tình trạng ói nhiều nên việc bù nước cần được tiến hành từ từ. Khi bé được bù đủ nước sẽ đi tiểu nhiều, linh động và tươi tắn hơn. Đặc biệt, việc bù nước cần được duy trì cho đến khi bé đi tiêu phân sệt và dưới 3 lần/ngày.
Việc cung cấp đầy đủ 4 nhóm chất: đạm, đường béo, xơ và vitamin trong khẩu phần ăn hằng ngày cũng là yếu tố vô cùng quan trọng giúp trẻ nhanh hồi phục.
Đặc biệt, bổ sung men vi sinh sẽ có tác dụng điều trị loạn khuẩn ruột, tạo nên một lớp bảo vệ niêm mạc ruột để chống lại các tác nhân gây bệnh.
Ngoài ra, để phục hồi và tái tạo niêm mạc ruột bị tổn thương, rút ngắn thời khỏi bệnh. Các mẹ nên bổ sung thực phẩm giàu kẽm cho bé.
Khi nào cần đưa trẻ đến cơ sở y tế điều trị?
Bên cạnh thắc mắc bé bị tiêu chảy uống thuốc gì? Các mẹ cũng cần theo dõi những dấu hiệu sau đây, để đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời:
- Trẻ vật vã, mệt lả người hoặc ngủ li bì
- Khóc không có nước mắt hoặc nước mắt khô
- Lưỡi khô khát nước uống nước liên tục hoặc không uống được
Đây đều là những dấu hiệu vô cùng nguy hiểm, bác sĩ sẽ tiến ành truyền dịch cho bé bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch ringer lactac. Trong thời gian truyền dịch bạn đừng quên theo dõi tình trạng mất nước của trẻ và thông báo ngay cho bác sĩ.
Trẻ bị tiêu chảy uống thuốc gì nhanh khỏi?
Để điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ, tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc tiêu chảy cụ thể như sau:
Thuốc kháng sinh: Được chỉ định khi phân trẻ xuất hiện máu, tốt nhất cần cho trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ hướng cụ thể. Trong những trường hợp trẻ tiêu chảy chấp do lỵ trực khuẩn Shigella thì dùng Ciprofloxacin, tiêu chảy do lỵ amip nên sử dụng Metronidazol, nếu do vi khuẩn ta thì Azythromycin là lựa chọn tốt nhất…
Ngoài ra, bác sĩ sẽ chỉ định bổ sung kẽm cho trẻ dưới 6 tháng tuổi: 10mg/ngày, trẻ trên 6 tháng tuổi dùng 20mg/ngày. Thời gian sử dụng thường kéo dài khoảng 10 – 14 ngày.
Lưu ý: Không nên sử dụng thuốc chống nôn, cầm ỉa cho những trẻ bị tiêu chảy cấp.
Việc điều trị khi trẻ bị tiêu chảy cần được thông qua ý kiến bác sĩ, tránh trường hợp tự ý điều trị tại nhà.
Khi thấy trẻ có dấu hiệu trở nặng nên đưa trẻ đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
Thực hiện cách chăm sóc cũng như chế độ ăn uống hợp lý, khoa học để trẻ nhanh hồi phục.