X
    Categories: Gia Đình

Cháo lòng heo và những lợi hại dành cho bà bầu và thai nhi

Chào lòng là món ăn được phổ biến rất nhiều ở Việt Nam, ngoài những giá trị dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe bên cạnh đó còn rất nhiều những vấn đề có hại cho sức khỏe. Hãy tham khảo những lợi hại của cháo lòng đối với bà bầu dưới đây nhé.

Bà bầu có nên ăn cháo lòng?

Nội tạng động vật giàu giá trị dinh dưỡng nhưng ba bau an chao long có được không ? trước khi ăn nên tìm hiểu rõ những nguy cơ tiềm ẩn và cách hạn chế tối đa những nguy cơ này.
Dưới đây là những khuyến cáo của Viện dinh dưỡng Quốc gia và Cục An toàn thực phẩm về vấn đề này:

Giá trị dinh dưỡng

Tùy vào bối cảnh văn hóa ở các vùng miền, khu vực khác nhau của khắp các châu lục trên thế giới, bộ phận nội tạng có thể được coi là chất thải phải vứt bỏ, hoặc như món ăn ngon đặc sản cho vùng miền hoặc là vị thuốc có giá trị trong y học cổ truyền Trung Hoa và các nước có nền y học phương đông khác.

Bộ phận nội tạng không sử dụng trực tiếp cho con người hoặc động vật thì thường được xử lý trong nhà máy sản xuất phân bón, hoặc nhiên liệu. Một số món ăn từ bộ phận nội tạng có tiếng như gan ngỗng, pa tê gan và lá lách. Ruột được sử dụng làm vỏ bọc cho xúc xích…

Nội tạng là các bộ phận bên trong của động vật như gan, thận, tim, dạ dày… có hàm lượng calo tương tự như thịt nạc (từ 100-150 calo mỗi 100 gram), chúng có cùng hàm lượng protein (khoảng 16-22% trọng lượng, trừ não và tủy) và hàm lượng chất béo tương tự (trung bình từ 5-7%) chủ yếu là chất béo bão hòa & lượng cholesterol rất cao, muối vô cơ hay vitamin đều rất phong phú. Các Vitamin tan trong chất béo chỉ có ở trong gan, thận. Một điểm chung ở gan, thận, tim, não có nhiều cholesterol và photphatit. Gan có nhiều vitamin A và D, quan trọng nhất là hàm lượng sắt rất cao, có thể phòng ngừa bệnh thiếu máu, mù màu, còi xương.

Tim có hàm lượng natri thấp và rất nhiều chất Sắt. Nó cũng chứa Selen, Kẽm, Phốt pho, Niacin, và Riboflavin. Óc giàu Niacin, Phosphorus, B12, và Vitamin C.  Huyết động vật cũng có rất nhiều chất dinh dưỡng, có Protein, Sắt và các loại Vitamin. Dạ dày bò chứa Vitamin B12 và một lượng đáng kể Protein. Lòng bò cũng thường được sử dụng trong việc đưa ra các loại thịt chế biến như xúc xích …

Nhìn chung nội tạng động vật gồm thận, dạ dày, ruột, tim, lưỡi, và gan có chứa lượng chất béo bão hòa và cholesterol cao hơn so với thịt và nếu tiêu thụ nhiều sẽ làm tăng mỡ máu có hại cho tim mạch, đặc biệt đối với người cao tuổi, người béo phì và người mắc bệnh rối loạn chuyển hóa: tiểu đường, huyết áp cao, gút..

Những nguy cơ tiềm ẩn từ nội tạng “bẩn”

Các nội tạng động vật không rõ nguồn gốc tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm vi khuẩn,vi rút, ký sinh trùng (giun, sán) lây bệnh sang người.

Cục thể, ăn óc bò không rõ nguồn gốc, mô hệ thống thần kinh có thể bị truyền bệnh não xốp bò “bệnh bò điên” (bovine spongiform encephalopathy).

Gan động vật chăn nuôi không vệ sinh(do ăn thức ăn chăn nuôi nhiễm nấm mốc) nguy cơ ô nhiễm độc tố vi nấm Aflatoxin cao – chất có khả năng gây ung thư gan ở người.

Nếu lợn nhiễm liên cầu khuẩn Streptococcus suis (S.suis) (kể cả lợn bệnh và lợn lành mang trùng không phát bệnh), trong máu (tiết), lòng ruột nội tạng và thịt lợn sẽ chứa một lượng lớn vi khuẩn. Khi ăn các sản phẩm từ lợn này như tiết canh, lòng, nem chua, cháo lòng … chưa được nấu chín thì liên cầu khuẩn từ thức ăn đó sẽ xâm nhập vào cơ thể người và gây bệnh.

Ở Việt Nam, trên 70% bệnh nhân mắc bệnh liên cầu khuẩn lợn là do ăn tiết canh lòng lợn. Người nhiễm bệnh có triệu chứng viêm não, xuất huyết, viêm phổi, viêm cơ tim và viêm khớp. Tỷ lệ tử vong khoảng 7%. Một số ruột động vật có lượng rất lớn vi khuẩn E. Coli & các vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn..cho người khi ăn phải lòng, nội tạng nấu không chín kỹ hoặc ô nhiễm chéo sang các thức ăn nước uống khác trong quá trình chế biến.

Nội tạng có thể là nguồn lây các bệnh nhiễm khuẩn khác như lao, than, lợn đóng dấu…, các bệnh ký sinh trùng như sán dây, sán chó và giun xoắn cho người.

Người mắc các bệnh này thông thường để lại hậu quả nặng nề về sức khỏe & nặng hơn có thể tử vong.

Lòng lợn có thể chưa nhiều các vi sinh có hại cho thai phụ. Vì vậy nếu bạn đang nghĩ tới việc để ba bau an chao long thì hãy suy nghĩ lại nhé. Theo ý kiến của chúng tôi, bà bầu không nên ăn cháo lòng hay các loại nội tạng lợn

Bà bầu ăn dạ dày lợn lại tốt cho bé

 

Vốn là mang bầu tập một nên mình chẳng có mấy kiến thức về vấn đề này. Dù cũng chăm chỉ lên mang học hỏi thông tin vào những giờ rảnh rỗi nhưng kiến thức thu thập được toàn thuộc dạng khoa học cao siêu mà chả biết có áp dụng được gì trong thời gian bầu bí không. Cứ gặp ai mình cũng hỏi han về kinh nghiệm mang bầu nhất là những người đã từng trải qua một vài lần sinh nở.

Nói thật là hầu hết những người mang bầu lần đầu đều “mù tịt” về kinh nghiệm mang thai, sinh nở và chỉ những người đã từng trải qua mới có nhiều mẹo quý báu. Cái tính tò mò, ham học hỏi của mình cũng có lợi lắm nhé. Nhờ đó mà mình đã học được rất nhiều kinh nghiệm quý báu để chăm sóc thai kỳ và chuẩn bị cho thời gian sinh nở.

Hôm trước, mình đã được nghe một chị trong cơ quan mách cho phương cách rất hay giúp bé sau này sinh ra không bị tướt khi mọc răng và có đường tiêu hóa tốt đó là ăn dạ dày lợn hấp tiêu. Chị bảo cách này chị đã áp dụng trong cả hai lần mang bầu và 2 thằng cu nhà chị hiện tại chẳng bao giờ phải lo đến việc mua thuốc mem tiêu hóa. Mình thấy kinh nghiệm này rất hay nên chia sẻ cùng chị em bầu ngay.

Kết Luận

Chị bảo đến tuần thứ 32 thai kỳ, hãy mua một chiếc dạ dày lợn về, làm sạch và hấp với tiêu như các món hấp bình thường rồi ăn khi đang nóng mà phải ăn hết cả một cái dạ dày lợn rồi ăn nhắc lại một lần nữa vào tuần thứ 33, đảm bảo sau này con sinh ra sẽ không phải lo đến vấn đề đau bụng, hệ tiêu hóa kém hay những chứng bệnh kiên quan đến đường ruột. Chị còn bảo, thằng cu lớn nhà chị giờ đã hơn 3 tuổi mà chưa bao giờ phải nghĩ đến chuyện mua men tiêu hóa, ngay cả lúc mọc răng cũng chỉ sốt nhẹ chứ không như con người ta sốt rồi đi ngoài rất khổ sở.

Chị còn mách mình tỉ mỉ về cách làm món này là ra hàng mua một cái dạ dày lợn (nhỏ thôi để còn ăn hết được) và một ít hạt tiêu sọ. Dạ dày sau khi làm sạch hãy nhồi hạt tiêu vào trong và khâu lại khỏi bị bung hạt tiêu ra ngoài, cho vào nồi hấp cách thủy khoảng 30 phút là được. Khi ăn, các mẹ cần chú ý bỏ hết hạt tiêu ra, chỉ ăn nguyên cái dạ dày và phải ăn hết sạch vào đúng tuần thai thứ 32. Chị em cũng cần nhớ phải ăn nhắc lại một lần nữa vào tuần thứ 33 của thai kỳ mới có hiệu quả được.

Ngoài ra mình còn học được cách ăn món này cũng có hiệu quả tương tự là từ tuần thứ 32 thai kỳ, mỗi tuần bạn có thể ăn 1-2 bữa dạ dày lợn hấp tiêu (không phải ăn hết cả cái dạ dày), ăn cho tới lúc sinh nở. Cách làm này cũng giúp bé sau này chào đời có được bộ tiêu hóa tốt.

Mình hiện tại đang mang bầu tháng thứ 7 rồi, đang mong chờ đến tuần 32 để ăn món này. Các mẹ bầu hãy áp dụng nhé. Đây là phương cách dân gian đã được rất nhiều mẹ bầu chịa sẻ với nhau. Món ăn này cũng không hề ảnh hưởng xấu gì đến sức khỏe nên các mẹ có thể thoái mái thưởng thức nhé, nhất là nó lại có công dụng tuyệt vời cho hệ tiêu hóa của con yêu thì còn gì bằng phải không?

Huyền Trang: Huyền Trang là cô gái yêu thích du lịch và khám phá cái đẹp. Có thể lăn vào bếp nấu các món ăn cả ngày mà không biết chán .Và Trang là cô gái có cá tính mạnh mẽ, thích chia sẻ các kiến thức về làm đẹp, các món ngon, sức khỏe và du lịch, thích lãng mạng, yêu thơ ca
Related Post