X

Bé 8 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg là đạt tiêu chuẩn? Nên cho bé 8 tháng tuổi ăn gì?

Có rất nhiều cha mẹ còn mơ hồ về việc cân nặng đạt chuẩn của con trong mỗi thời kỳ, ví dụ như thời kỳ bé được 8 tháng tuổi. Vì vậy, trong bài viết này chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho những ai còn chưa biết bé 8 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg là đạt chuẩn và nên cho bé ăn gì, không nên ăn gì để đảm bảo cân nặng.

1. Bé 8 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg là đạt chuẩn?

Cân nặng là một trong các yếu tố phản ánh trực tiếp tình trạng sức khỏe của bé. Dù bé ở bất cứ giai đoạn nào, từ khi mới sinh ra hay lớn lên đi học cha mẹ cũng đều cần phải quan tâm tới cân nặng của bé. Cân nặng chuẩn là một cột mốc giúp mẹ căn cứ vào đó để đánh giá được sự phát triển của con đang diễn ra tốt hay không và cần cải thiện những gì. Các bé càng nhỏ thì vấn đề cân nặng lại càng phải chú tâm hơn.

Các bé 8 tháng tuổi nếu như có cân nặng thấp hơn số cân tiêu chuẩn thì có nghĩa là bé đang cần được bổ sung nhiều dinh dưỡng hơn. Ngược lại, nếu cân nặng của bé vượt quá mức cân nặng tiêu chuẩn thì các mẹ cũng nên tìm hiểu và kiểm soát cân nặng của bé để tránh tình trạng bé bị béo phì, dễ mắc các quan bệnh liên quan tới tim mạch hay tiểu đường. Vậy chính xác thì bé 8 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg là đạt tiêu chuẩn?

Theo công bố của tổ chức Y tế thế giới năm 2007, các bé 8 tháng tuổi có mức cân nặng trung bình là 8,6kg (dao động từ 6,9kg – 10,7kg) với chiều cao 70,6cm (dao động từ 66,2cm – 75,0cm) được coi là có mức cân nặng và chiều cao đạt tiêu chuẩn.

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới cân nặng và cả chiều cao của các bé, ví dụ như: chế độ dinh dưỡng, giấc ngủ, vận động, vệ sinh và bệnh tật. Đặc biệt, các bé ở giai đoạn này đã bắt đầu ăn dặm vì vậy các mẹ cần nắm được những thực phẩm nên và không nên cho bé ăn.

2. Bé 8 tháng tuổi nên ăn gì và không nên ăn gì?

Mặc dù bé 8 tháng tuổi vẫn uống sữa nhưng bé cũng đã bắt đầu tập ăn dặm. Do đó, các mẹ cần xây dựng một thực đơn ăn dặm cho bé thật khoa học và đầy đủ chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, không phải bà mẹ nào cũng hiểu rõ được điều này, đặc biệt là những bà mẹ còn chưa có nhiều kinh nghiệm. Nếu không muốn phạm phải các sai lầm trong việc chăm sóc bé thì các bạn hãy tham khảo những thực phẩm nên và không nên cho bé ăn dưới đây:

2.1. Bé 8 tháng tuổi nên ăn gì?

Các bạn đã biết bé 8 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg là đạt chuẩn rồi. Vậy nếu muốn bé có thể đạt được cân nặng tiêu chuẩn thì việc cho bé ăn đầy đủ dinh dưỡng và khoa học là rất cần thiết. Với bé 8 tháng tuổi, một ngày sẽ cần cung cấp khoảng 500ml sữa, 2 bữa ăn bột/cháo dây, mỗi bữa khoảng 200ml. Ngoài ra, các mẹ cũng có thể cung cấp cho bé các thực phẩm dinh dưỡng vào thực đơn mỗi ngày cho bé như:

– Tinh bột: Gạo, bánh mì, pasta, bột, (hình sao, hình con sò để kích thích bé ăn)

– Chất béo: Dầu gấc, chedda chesse, bơ lạt và phô mai.

– Chất đạm: Ức gà, trứng, thịt nạc heo, phi lê bò, cá hồi, đậu hũ, phô mai, sữa chua, các loại họ đậu

– Các loại rau củ: Bông cải xanh, bó xôi, củ cải, đậu Hà Lan, bí ngòi, cà rốt, cà chua, bí đỏ, khoai lang, khoai tây, hành tây, tỏi tây,…

– Hoa quả: táo, lê, chuối, dưa hấu, xoài, đu đủ, dâu tây, bơ, mận, mơ khô, việt quất

2.2 Bé 8 tháng không nên ăn gì?

– Bên cạnh đó cũng có những thực phẩm mà các bạn nên lưu ý không cho bé ăn, ví dụ gia vị. Đối với các bé dưới 1 tuổi khi nấu ăn không cần nêm thêm gia vị vào thức ăn cho bé. Không nên để bé ăn thức ăn mặn hay ngọt của người lớn bởi đây là giai đoạn bé cần bổ sung các thức ăn giàu dinh dưỡng thay vì thức ăn giàu calo

– Các bé dưới 1 tuổi cũng không nên dùng sữa bò

– Bé 8 tháng tuổi không nên uống mật ong bởi lúc này hệ tiêu hóa của bé vẫn còn rất non yếu. Việc sử dụng mật ong có thể gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của bé

– Một số thực phẩm khác như: Đậu đỗ nguyên hạt, ngô nguyên hạt, các loại quả có hạt, kẹo dẻo, kẹo cao su, kẹo rắn, hoa quả rắn, chưa chín, xúc xích, thịt lợn xông khói, các loại rau xanh chưa qua chế biến,… đều không nên cho bé ăn

Thời điểm dưới 1 tuổi hệ tiêu hóa của bé còn yếu, việc bổ sung dinh dưỡng cần phải đảm bảo khoa học, phù hợp. Cha mẹ cần tìm hiểu rõ để có thể kiểm soát được lượng và loại thực phẩm cần thiết cho bé để giúp cho bé phát triển một cách toàn diện nhất.

Hy vọng rằng sau bài viết này các bạn đã biết bé 8 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg là đạt chuẩn và nên cho bé ăn gì, không nên ăn gì để có thể hạn chế tính trạng suy dinh dưỡng hoặc béo phì ở trẻ cũng như không gây ra các ảnh hưởng tới sức khỏe và hệ tiêu hóa.

Huyền Trang: Huyền Trang là cô gái yêu thích du lịch và khám phá cái đẹp. Có thể lăn vào bếp nấu các món ăn cả ngày mà không biết chán .Và Trang là cô gái có cá tính mạnh mẽ, thích chia sẻ các kiến thức về làm đẹp, các món ngon, sức khỏe và du lịch, thích lãng mạng, yêu thơ ca
Related Post