Những điều bạn cần biết về ung thư trực tràng giai đoạn đầu

Ung thư trực tràng giai đoạn đầu có tiên lượng sống tốt nếu được phát hiện và có phương pháp điều trị kịp thời. Vì vậy bạn nên thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để được chẩn đoán, chữa trị và tăng cơ hội khỏi bệnh.

Ung thư trực tràng giai đoạn đầu là gì?

Ung thư trực tràng là bệnh xuất hiện khi các tế bào trong trực tràng phát triển bất thường, vượt khỏi sự kiểm soát của cơ thể và hình thành nên khối u ung thư. Căn cứ vào mức độ di căn của khối u mà ung thư trực tràng được chia làm 5 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn đầu của bệnh bao gồm K trực tràng giai đoạn 0 và 1.

  • Ung thư trực tràng giai đoạn 0: đây là thời kỳ sớm nhất của bệnh, các tế bào ung thư có kích thước rất nhỏ và chưa phát triển ra bên ngoài lớp niêm mạc bên trong của trực tràng. Giai đoạn này thường được gọi là ung thư biểu mô tại chỗ hoặc ung thư biểu mô trong niêm mạc.
  • Ung thư trực tràng giai đoạn 1: các tế bào ung thư đã phát triển qua niêm mạc cơ để vào lớp dưới niêm mạc và hình thành lớp đệm. Ở thời kỳ này, khối u ung thư vẫn chưa có dấu hiệu di căn đến các hạch bạch huyết lân cận hoặc các cơ quan khác.

C:UsersSonyDesktopung-thu-truc-trang-giai-doan-cuoi-co-chua-duoc-khong.jpg

Nguyên nhân gây ung thư trực tràng

Theo các bác sĩ, phần lớn các bệnh nhân khi được chẩn đoán ung thư trực tràng đều không xác định được rõ nguyên nhân chính gây ra bệnh. Nhưng họ đã chỉ ra một số yếu tố nguy cơ làm gia tăng khả năng mắc bệnh như sau:

  • Từng mắc các bệnh ung thư đại trực tràng hoặc polyp tuyến cũng làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Các hội chứng di truyền trong gia đình nhue hội chứng FAP (đa polyp gia đình), hội chứng Lynch (ung thư trực tràng di truyền không phát sinh polyp) làm tăng nguy cơ mắc ung thư trực tràng, đặc biệt là ở những người trẻ tuổi.
  • Độ tuổi: theo thống kê, K trực tràng có xu hướng gia tăng ở những người trên 50 tuổi hơn so với người trẻ tuổi.
  • Tiền sử cá nhân mắc bệnh viêm ruột, viêm loét trực tràng, bệnh Crohn (viêm mãn tính ở đường ruột).
  • Chế độ ăn uống thiếu khoa học: ít rau xanh, nhiều thịt đỏ hoặc thực phẩm chế biến sẵn.
  • Mắc tiểu đường tuýp 2 khiến cơ thể gia tăng bài tiết protein, từ đó giúp các tế bào ung thư trực tràng tăng trưởng và phát triển nhanh hơn.
  • Uống rượu bia, chất kích thích, caffeine hoặc tiếp xúc với khói thuốc lâu dài.
  • Đã từng thực hiện xạ trị vùng chậu cho các bệnh ung thư khác.
  • Béo phì hoặc thừa cân.

Dấu hiệu ung thư trực tràng giai đoạn đầu

Ung thư trực tràng giai đoạn đầu thường không gây ra các triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ thói quen đi đại tiện hoặc sức khỏe tổng quát, bạn hoàn toàn có thể nhận biết được những dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư trực tràng trong giai đoạn này. Cụ thể như sau:

  • Bị tiêu chảy hoặc táo bón bất thường.
  • Số lần đi đại tiện trong ngày tăng lên.
  • Luôn có cảm giác ruột không được làm rỗng hoàn toàn.
  • Chảy máu trực tràng, phân có màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm.
  • Phân có sự thay đổi kích thước và hình dạng.
  • Đau bụng dai dẳng.
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân.

Các dấu hiệu ung thư trực tràng giai đoạn đầu được liệt kê ở trên thường bị nhầm lẫn với các triệu chứng của bệnh đường ruột khác như viêm loét đại tràng, bệnh Crohn, trĩ,… Tuy nhiên, những triệu chứng của các bệnh lý này sẽ giảm dần theo thời gian trong khi các dấu hiệu K trực tràng có thể trầm trọng và kéo dài dai dẳng hơn khi ung thư phát triển.

Do đó, nếu bạn nhận thấy các biểu hiện trên xuất hiện bất thường và kéo dài hơn 2 tuần, hãy đến bệnh viện ngay để được thăm khám, chẩn đoán bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời.

Các phương pháp điều trị ung thư trực tràng giai đoạn đầu

Điều trị ung thư trực tràng giai đoạn 0

Đây là giai đoạn dễ điều trị nhất của ung thư trực tràng, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị loại bỏ hoặc tiêu diệt các tế bào ung thư. Bệnh nhân sẽ được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật cắt bỏ polyp hoặc cắt bỏ cục bộ.

Nếu khối u có kích thước nhỏ và nằm gần hậu môn, bệnh nhân sẽ được loại bỏ ung thư bằng phẫu thuật nội soi qua hậu môn (phẫu thuật xâm lấn tối thiểu). Phương pháp này giúp bệnh nhân ung thư trực tràng ít đau đớn hơn, không tốn thời gian phục hồi sức khỏe và giảm được nguy cơ nhiễm trùng vết mổ.

C:UsersSonyDesktopung-thu-truc-trang-giai-doan-cuoi.jpg

Điều trị ung thư trực tràng giai đoạn 1

Phẫu thuật vẫn là phương pháp điều trị chính cho bệnh nhân ung thư trực tràng giai đoạn đầu. Ở giai đoạn 1, nếu ung thư trực tràng có polyp, bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật cắt bỏ các polyp trực tràng này thông qua nội soi.

Tùy vào vị trí của khối u trong trực tràng mà bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ phần tử cung với nối kết tràng – hậu môn (APR). Phương pháp này giúp loại bỏ khối u nguyên phát và các hạch bạch huyết lân cận, làm giảm tái phát bệnh. Với các khối u ung thư trực tràng giai đoạn 1 có kích thước nhỏ, bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật nội soi như ở giai đoạn trước.

Vào giai đoạn 1 của bệnh, các phương pháp điều trị bổ sung như hóa trị, xạ trị thường không được sử dụng. Tuy nhiên, nếu bác sĩ nhận thấy các tế bào ung thư này tiến triển hơn so với hình ảnh xét nghiệm trước khi phẫu thuật; liệu pháp hóa – xạ trị kết hợp sẽ được thực hiện bổ sung nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại hoặc thu nhỏ kích thước khối u trước khi phẫu thuật.

Trong trường hợp bệnh nhân không đủ sức khỏe để tiếp nhận điều trị bằng phương pháp phẫu thuật. Ho sẽ được chữa trị thay thế bằng hóa trị kết hợp xạ trị. Tuy nhiên, liệu pháp này không mang lại kết quả tuyệt đối như phẫu thuật cho bệnh nhân ung thư trực tràng giai đoạn đầu.

“Ung thư trực tràng giai đoạn đầu hoàn toàn có thể điều trị thành công nếu được phát hiện sớm” theo ý kiến của các chuyên gia ung thư tại tạp chí Cẩm nang ung thư. Để bảo vệ sức khỏe của bản thân, bạn nên thực hiện tầm soát ung thư thường xuyên. Đồng thời có chế độ sinh hoạt lành mạnh, vận động mỗi ngày khoảng 30 phút để ngăn ngừa, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Hotline tư vấn: 0325 015 551