Lịch tiêm chủng mở rộng dành cho trẻ

Các mẹ có con nhỏ dưới 15 tuổi lưu ý lịch tiêm chủng mở rộng 2018 để đưa con em đi tiêm chủng đúng ngày, phòng chống những căn bệnh có thể không may xảy ra với trẻ.

—>Xem Nhanh Mục Lục Dưới : 

Đặc biệt là với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, tiêm chủng là phương pháp an toàn bảo vệ sức khỏe cho trẻ trước các dịch bệnh truyền nhiễm, hay do môi trường tác động. Chính vì thế, ghi nhớ lịch tiêm chủng  và cho trẻ đi tiêm chủng đúng thời điểm, đúng độ tuổi là những gì cha mẹ phải làm.

Dưới đây là lịch tiêm chủng mở rộng năm 2018 được cập nhật mới nhất đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và trẻ dưới 15 tuổi:Lịch tiêm chủng mở rộng dành cho trẻ

1. Lịch tiêm phòng cho trẻ

Đối với trẻ sơ sinh

  • Vắc xin lao mũi 1.
  • Viêm gan B: liều thứ nhất

Đối với trẻ 2 tháng tuổi

  • Viêm gan B: liều thứ 2 cho độ tuổi từ 1 đến 2 tháng.
  • DtaP (tiêu chảy, uốn ván, ho gà): liều thứ nhất.
  • Hib (cúm H, loại b): liều thứ nhất.
  • Liên hợp phế cầu khuẩn (PCV13): liều thứ nhất.
  • Bại liệt (IPV): liều thứ nhất.
  • Virus Rota (RV): liều thứ nhất.
  • Viêm màng não: 2 tháng đến 18 tuổi cho vào nhóm nguy cơ cao.

Đối với trẻ 4 tháng tuổi

  • DtaP (tiêu chảy, uốn ván, ho gà): liều thứ nhì.
  • Hib (cúm H, loại b): liều thứ nhì.
  • Liên hợp phế cầu khuẩn (PCV13): liều thứ nhì.
  • Bại liệt (IPV): liều thứ nhì.
  • Virus Rota (RV): liều thứ nhì.

Đối với trẻ 6 tháng tuổi

  • Viêm gan B: cho trẻ từ 6 đến 18 tháng tuổi, liều thứ ba.
  • DtaP (tiêu chảy, uốn ván, ho gà): liều thứ ba.
  • Hib (cúm H, loại b): liều thứ ba, tùy loại vắc xin.
  • Liên hợp phế cầu khuẩn (PCV13): liều thứ ba.
  • Bại liệt (IPV): liều thứ ba cho trẻ từ 6 đến 18 tháng tuổi.
  • Virus Rota (RV): liều thứ ba.
  • Cúm: bắt đầu sớm nhất là 6 tháng.Lịch tiêm chủng mở rộng dành cho trẻ

Đối với trẻ 12 tháng tuổi

  • Hib (cúm H, loại b): liều thứ ba hoặc thứ tư cho tuổi từ 12 đến 15 tháng tùy theo loạt vắc xin.
  • Liên hợp phế cầu khuẩn (PCV13): liều thứ tư cho tuổi từ 12 đến 15 tháng.
  • MMR (sởi, quai bị và sởi Đức (rubella)): liều thứ nhất cho tuổi từ 12 đến 15 tháng.
  • Thủy đậu: liều thứ nhất cho tuổi từ 12 đến 15 tháng.
  • Viêm gan A: liều thứ nhất cho tuổi từ 12 tháng đến 23 tháng.

Đối với trẻ từ 15 đến 18 tháng tuổi

  • DTaP (tiêu chảy, uốn ván, ho gà): liều thứ tư.

Đối với trẻ từ 2 đến 3 tuổi

  • Viêm gan A: liều thứ nhì
  • Vắc xin polysaccharide phế cầu khuẩn (PPSV23): từ 2 tuổi đến 18 tuổi cho vài nhóm có nguy cơ cao.

Đối với trẻ từ 4 đến 6 tuổi

  • DTaP (tiêu chảy, uốn ván, ho gà): liều thứ năm
  • Bại liệt (IPV): liều thứ tư
  • MMR (sởi, quai bị và sởi Đức (rubella)): liều thứ nhì
  • hủy đậu: liều thứ nhìLịch tiêm chủng mở rộng dành cho trẻ

2. Tình trạng có thể gặp sua khi tiêm chủng cho trẻ

Sau khi tiêm, chỗ tiêm ở trẻ sẽ bị sưng tấy, trẻ bị sốt và quấy khóc, đây là những biểu hiện bình thường. Trong những trường hợp này, cha mẹ có thể chườm lạnh vào vết sưng của trẻ, nhưng lưu ý không nên trườm nóng. Nếu trẻ bị sốt, không nên mặc nhiều quần áo cho trẻ, để trẻ mặc quần áo thoáng mát, thường xuyên lau người bằng nước ấm. Nếu sốt từ 37,5 – 38 độ C, có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt. Tình trạng sốt cao, kéo dài và không giảm sau khi uống thuốc thì cha mẹ nên đưa trẻ đi gặp bác sĩ.Lịch tiêm chủng mở rộng dành cho trẻ

Ngoài ra, nếu trẻ có những triệu chứng bất thường dưới đây, cha mẹ cần cho trẻ đến gặp bác sĩ hoặc trung tâm y tế gần nhất:

  1. Trẻ bị khó thở hoặc thở khò khè.
  2. Mặt hoặc cổ bị sưng.
  3. Bị co giật (cơ hoặc động kinh).
  4. Khó khăn khi thức dậy.
  5. Sốt cao trên 38 độ C hoặc 100 độ F khi kẹp nhiệt kế ở nách.
  6. Khóc liên tục trong 3 tiếng đồng hồ.
  7. Phát ban hoặc nổi mẩn đỏ.

3. Các trường hợp chống chỉ định tiêm chủng

Chống chỉ định hoặc tạm hoãn tiêm chủng với một số trường hợp sau của trẻ:

  • Trẻ bị sốc thuốc hay phản ứng nặng với lần tiêm chủng đầu tiên.
  • Trẻ có cân nặng dưới 2000g và chống chỉ định với một số thành phần vắc xin.
  • Trẻ bị mắc các bệnh cấp hoặc mãn tính.
  • Đang hoặc mới kết thúc liều điều trị corticoid/gammaglobulin.Lịch tiêm chủng mở rộng dành cho trẻ

4. Mang theo hồ sơ tiêm chủng

Khi đến khám bệnh hay các lần tiêm chủng tiếp theo, cha mẹ cần mang theo sổ hồ sơ tiêm chủng trước đó của trẻ để bác sĩ tiện theo dõi.

Ngoài ra, các bác sĩ cũng khuyên nên giữ hồ sơ tiêm chủng của trẻ cho đến khi trẻ đi học mẫu giáo, hay thậm chí lên trung học, hoặc đại học.

Tiêm chủng vắc xin giúp ngăn ngừa và phòng tránh bệnh tật, đặc biệt là ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh có sức đề kháng kém. Bằng cách tiêm vắc xin (hay còn được gọi là chủng ngừa) theo một liều lượng nhất định vào các thời điểm khác nhau, nhằm bảo vệ trẻ không bị nhiễm các bệnh không mong muốn.

Nếu trẻ nhà bạn chưa được tiêm phòng các loại bệnh này, hãy trình bày với bác sĩ hoặc trung tâm y tế để được biết phải tiêm chủng những gì cần thiết. Khuyến cáo đặc biệt cho cha mẹ nên ghi nhớ và nắm rõ lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.

Xem Thêm  Những ngôn ngữ lập trình cho trẻ em tốt nhất hiện nay

You May Also Like

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *