Điểm danh các mẹo hay đánh bay nhiệt miệng ở trẻ em

Nhiệt miệng không phải là căn bệnh quá nguy hiểm hay hiếm gặp. Trong đời ai cũng có ít nhất đôi ba lần bị nhiệt miệng. Tuy nhiên, đối tượng dễ bị nhiệt miệng nhất chính là trẻ em. Mặc dù nhiệt miệng có thể tự lành nhưng do trẻ còn nhỏ thường cảm thấy đau đớn, khó chịu nên thường quấy khóc, không chịu ăn uống dẫn đến sút cân nhanh chóng khiến cho cha mẹ lo lắng. Vì vậy, trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ đến các bạn các mẹo chữa nhiệt miệng ở trẻ em đơn giản và hiệu quả nhất.

1. Nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng ở trẻ em

– Do bị chấn thương vùng miệng như: bé cắn nhầm niêm mạc ở trong má hoặc lưỡi, bé phải ăn thức ăn quá cứng, vệ sinh răng miệng không đúng cách, đánh răng với lực quá mạnh gây tổn thương nướu

– Do ăn phải thức ăn quá nóng gây ra tình trạng bỏng niêm mạc, gây viêm loét

– Do bé bị thiếu dinh dưỡng như: thiếu sắt, kẽm, folic, vitamin nhóm B

– Do trẻ đang dùng một số loại thuốc gây ra tình trạng khô miệng

– Nhiệt miệng cũng là một biểu hiện của các bệnh liên quan đến rối loạn hệ thống miễn dịch dẫn đến suy giảm miễn dịch ở trẻ

– Nhiệt miệng kết hợp với xuất hiện các nốt phồng ở tay, chân, mông, kèm theo sốt thì có khả năng bé bị mắc bệnh tay, chân, miệng hoặc thủy đậu. Các mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để được thăm khám kịp thời

nhiet-mieng-o-tre-em

2. Các triệu chứng bệnh nhiệt miệng ở trẻ em

Khi bé bị nhiệt miệng thường có các dấu hiệu như: 

– Sốt đột ngột

– Nhăn nhó, mệt mỏi, uể oải

– Trên đầu lưỡi xuất hiện các mụn nhỏ hoặc nghiêm trọng hơn là lở loét

– Nướu bị sưng, có thể bị chảy máu

– Đau trong miệng

– Biếng ăn, không chịu ăn do miệng bé đau

20170731-tre-so-sinh-bi-nhiet-mieng-nguy-234-n-nh-226-n-v-224-c-225-ch-dieu-tri-1

3. Các cách chữa nhiệt miệng ở trẻ em

3.1. Mật ong

Để chữa nhiệt miệng ở trẻ các mẹ lấy một ít mật ong cho bé ngậm hoặc dùng tăm bông thấm mật ong chấm vào chỗ loét. Nguyên nhân là bởi trong dung dịch mật ong 30% có chứa chất ức chế hoặc tiêu diệt các loại nấm và vi khuẩn. Bên cạnh đó, mật ong lại có vị ngọt nên bé sẽ không phản kháng khi ngậm hay chấm vào. Tuy nhiên, với các bé dưới 12 tháng tuổi thì mẹ không nên cho bé sử dụng mật ong.

chua-nhiet-mieng-bang-mat-ong-co-hieu-qua-khong-1

3.2. Cho bé ngậm chất chát

Các chất chát có tính sát trùng, sát khuẩn tốt nên sẽ giúp bé chữa lành nhanh chóng các vết lở loét do nhiệt miệng gây ra. Một số loại nguyên liệu có chất chát lành tính mà bạn có thể sử dụng là chè xanh, rau dấp cá, húng chanh, vỏ xài,… Chỉ cần cho bé ngậm nước chè xanh từ 5 – 10 phút rồi nhổ ra sẽ thấy tình trạng nhiệt miệng khá hơn nhiều.

tri-nhiet-mieng

3.3. Uống nước khế chua

Khế là một loại quả có tác dụng thanh nhiệt rất tốt. Các bạn có thể lấy 2 – 3 quả khế tươi chua rửa sạch, giã nát rồi đun sôi với nước một lúc sau đó bỏ thêm đường phèn để bé dễ uống. Đợi tới khi nước nguội các bạn cho bé ngậm và nuốt dần. Một ngày ngậm nhiều lần, mỗi lần một ít sẽ có tác dụng rất tốt với tình trạng nhiệt miệng ở trẻ em.

3.4. Cà chua ép

Lấy cà chua đem rửa sạch rồi ép lấy nước cho bé uống. Chỉ sau khi uống một vài ly nước cà chua ép các bạn sẽ thấy tình trạng nhiệt miệng ở trẻ em thuyên giảm hẳn, các vết lở loét lành nhanh thấy rõ.

tri-nhiet-mieng

 

Xem Thêm  Trẻ bị hăm tã - Nguyên nhân và cách điều trị?

3.5. Nước cam, chanh

Thực ra nước cam và chanh bản thân chúng không thể chữa trị được nhiệt miệng. Tuy nhiên, trong hai loại quả này lại có chứa nhiều vitamin C, có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Vì vậy, khi uống nước cam, chanh sẽ giúp bé có thêm sức khỏe để vượt qua các căn bệnh do virus, vi khuẩn gây ra. Các bạn có thể cho bé uống mỗi ngày 1 ly nước chanh hoặc nước cam vắt nhưng không nên uống khi bé đói bụng.

nuoc_ep_5

 

3.6. Lá rau ngót

Lá rau ngót cũng có tác dụng rất tốt trong việc chữa nhiệt miệng ở trẻ em. Các bạn lấy lá rau ngót đem rửa sạch, giã lấy nước cốt rồi cho thêm vài hạt muối trắng. Lấy một miếng bông hoặc băng gạc sạch thấm nước cốt rau ngót rồi xoa hoặc chấm vào vết loét. 

rau-ngot

 

Xem Thêm  Top các khu vui chơi cho trẻ em ở TP.HCM

 

3.7. Súc miệng bằng nước củ cải

Để chữa nhiệt miệng bằng nước củ cải các bạn lấy củ cải, cạo vỏ, rửa sạch và xắt miếng. Đem củ cải đi xay nhuyễn, vắt lấy nước và cho thêm nước sôi. Để bé súc miệng bằng nước củ cải ngày 3 lần, chỉ cần 2 ngày sau là bé đã hết nhiệt miệng.

Cach-lam-nuoc-ep-cu-cai-loi-suc-khoe-voi-may-xay-sinh-to-cong-suat-lon-600x478

3.8. Bột sắn dây

Các bạn nếu có bột sắn dây thì pha cùng với nước sôi để nguội và đường rồi cho bé uống ngày 2 lần. Sau khi uống bé sẽ thấy tình trạng đau rát đỡ hơn hẳn. Bột sắn dây rất mát và có công dụng chữa nhiệt miệng ở trẻ em rất tốt.

3.9. Rau má, râu ngô

Đây cũng là 2 nguyên liệu tự nhiên rất dễ tìm và có tính mát, có thể chữa được nhiệt miệng ở trẻ em. Các bạn chỉ cần đem rau má rửa sạch, nghiền nát và vắt lấy nước cốt rồi cho thêm đường để bé uống. Còn râu ngô thì đun lên lấy nước, cho thêm chút đường để bé uống.

cay-rau-ma

Trên đây là các cách chữa nhiệt miệng ở trẻ em rất hiệu quả được nhiều cha mẹ áp dụng. Các bạn có thể tham khảo để chữa nhiệt miệng cho bé yêu của mình.

You May Also Like

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *